Điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ có thể dùng những loại thuốc nào?

Khi điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ em, cha mẹ cần lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc để không gây hại cho trẻ.

Tại Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19, Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc khi điều trị COVID-19 cho trẻ em tại nhà như sau:

- Thuốc hạ sốt khi nhiệt độ ≥ 38,5 độ C: Paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần (uống hoặc đặt hậu môn, cách tối thiểu 4 - 6 giờ nếu cần nhắc lại (hoặc sử dụng liều theo tuổi, chi tiết trong Phụ lục); Lưu ý tổng liều thuốc không quá 60 mg/kg/ngày.

Liều lượng thuốc paracetamol cho trẻ em dùng theo tuổi (chỉ dùng khi không biết cân nặng - tối ưu nhất là tính liều theo cân nặng của trẻ) như sau:

Điều trị COVID-19 tại nhà cho trẻ có thể dùng những loại thuốc nào? 0

- Thuốc cân bằng điện giải khi mất nước (do sốt cao, tiêu chảy, mệt mỏi): Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, có thể sử dụng nước trái cây hoặc Oresol (pha và dùng theo đúng hướng dẫn), nếu trẻ không muốn uống Oresol có thể thay thế bằng nước đun sôi để nguội, nước trái cây.

Không sử dụng các dung dịch nước ngọt công nghiệp (không sản xuất từ hoa quả) để bù nước.

  Cha mẹ không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... cho trẻ khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Ảnh minh họa

Cha mẹ không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... cho trẻ khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Ảnh minh họa

- Dùng các thuốc điều trị triệu chứng khi cần thiết:

+ Ho: Có thể dùng các thuốc giảm ho (ưu tiên các thuốc từ thảo mộc).

+ Ngạt mũi, xổ mũi: Xịt rửa mũi, nhỏ mũi bằng dung dịch natriclorua 0,9%.

+ Tiêu chảy: Men vi sinh, men tiêu hóa.

- Với trẻ đang được sử dụng các thuốc điều trị bệnh nền theo đơn ngoại trú thì tiếp tục sử dụng theo hướng dẫn.

Lưu ý, không tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế; Không xông cho trẻ em.

3 tiêu chí lâm sàng trẻ em mắc COVID-19 chăm sóc tại nhà

- Trẻ em nhỏ hơn hoặc bằng 16 tuổi mắc COVID-19 được khẳng định nhiễm SARS-CoV-2 bằng xét nghiệm realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên do người chăm sóc tự làm tại nhà hoặc do nhân viên y tế, cơ sở y tế thực hiện. 

- Không có triệu chứng hoặc có triệu chứng lâm sàng ở mức độ nhẹ (không khó thở, không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96% khi thở khí trời, nhịp thở bình thường theo tuổi). Không có bệnh nền hoặc có bệnh nền nhưng đang được điều trị ổn định.

- Đồng thời phải có bố, mẹ, người thân... có khả năng chăm sóc, theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, có khả năng liên lạc với nhân viên y tế (qua các phương tiện như điện thoại, máy tính...) để được nhân viên y tế theo dõi, giám sát và xử trí khi có tình trạng cấp cứu. 

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính