Thực tế, muối là chất điện giải quan trọng giúp cơ thể hoạt động bình thường.
Nếu bạn quyết định hạn chế ăn muối thì hãy nhớ, đừng kiêng muối hoàn toàn và luôn quan sát phản ứng của cơ thể với sự thay đổi này.
Dưới đây là một số tác động khi cơ thể hấp thụ ít muối và natri.
1. Bạn có thể tăng cân
Muối i-ốt rất quan trọng đối với nội tiết tố. Nếu bạn ngừng ăn muối hoàn toàn, nguồn i-ốt nạp vào cơ thể sẽ bị hạn chế.
Kết quả là bạn có thể bắt đầu tăng cân, sưng mặt, khô da, yếu cơ và mệt mỏi.
2. Có thể ảnh hưởng đến tim
Chế độ ăn ít natri đã được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về tim.
Nhưng điều này có thể không đúng với tất cả trường hợp, nhất là những người có trái tim khỏe mạnh.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá ít hay như quá nhiều muối đều có thể khiến bệnh tim đang mắc phải càng nghiêm trọng hơn.
3. Có thể làm tăng tình trạng kháng insulin
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống không cung cấp đủ natri có thể ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin của cơ thể.
Điều này có nghĩa là cơ thể chúng ta sẽ không phản ứng tốt với insulin và có thể dẫn đến tăng đường huyết.
4. Bạn có thể gặp triệu chứng mất nước
Khi nồng độ natri trong máu giảm mạnh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng rất giống với tình trạng mất nước.
Bạn sẽ bị khô miệng, chóng mặt, khát nước và ít đi vệ sinh hơn.
5. Bạn cảm thấy buồn nôn
Không ăn muối có thể khiến lnồng độ cholesterol tăng cao.
Mặc dù tình trạng này thường không có các triệu chứng ban đầu nhưng nó có thể tấn công các bộ phận khác của cơ thể, trong đó có trái tim.
Một trong những triệu chứng mà bạn có thể gặp phải là buồn nôn.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn ngừng ăn muối hoàn toàn? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].