1. Giảm trào ngược dạ dày - thực quản
Quần áo bó chật như đồ lót có thể tạo sức ép, áp lực lên bụng và dạ dày, gây trào ngược dạ dày - thực quản, dẫn đến chứng ợ nóng.
Mặc dù vấn đề sức khỏe này phổ biến ở những người trưởng thành ở độ tuổi 20 - 30 tuổi, nhưng không mặc quần lót có thể làm giảm nguy cơ trào ngược dạ dày - thực quản.
2. Giảm nguy cơ nhiễm nấm âm đạo
Candida là môt loại vi khuẩn thường tìm thấy ở 20% nữ giới. Dù một số người có thể không bao giờ gặp bất kỳ triệu chứng nào, nhưng nếu biến chứng xảy ra, nó có thể dẫn tới nhiễm nấm âm đạo.
Vì lớp cotton của quần chíp giữ độ ẩm và tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn sinh sôi, nên không mặc quần chíp có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm nấm.
3. Cảm thấy thoải mái hơn, giảm mùi hôi
Hầu hết chúng ta đều đã trải qua tình trạng đổ mồ hôi vùng bikini. Quần áo lót làm độ ẩm bị giữ lại và tăng mùi hôi.
Do đó không mặc quần lót có thể giúp mồ hôi bay hơi và giảm thiểu mùi hôi.
4. An toàn hơn cho vùng bikini
Vùng nhạy cảm được cấu tạo bởi các mô rất mong manh và dễ tổn thương. Đồ lót làm bằng chất liệu nhân tạo hoặc đồ lót quá chật có thể gây kích ứng, tổn thương và viêm nhiễm vùng bikini, thậm chí gây ra đau đớn.
Không mặc đồ lót và chỉ mặc quần áo rộng rãi có thể giảm thiểu tình trạng này.
5. Vùng bikini ít bị dị ứng hơn
Bởi vì nhiều trang phục - trong đó có cả đồ lót - có chứa sợi vải, màu sắc và hóa chất nhân tạo nên có thể dễ dàng tạo ra phản ứng dị ứng như nổi mụn nước, phát ban.
Khi đó, bớt mặc đồ lót tức làm giảm thiểu trang phục có thể gây dị ứng.
6. Lợi ích đối với nam giới khi không mặc 'quần sịp'
Tương tự đối vói nam giới, hạn chế mặc đồ lót cũng có thể giảm nguy cơ bị kích ứng, tổn thương, ngứa ngáy. Ngoài ra nó còn giúp bảo vệ sức khỏe hệ sinh sản.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn không mặc 'quần chíp'? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].