Dưới đây là một số tác hại của việc cắn móng tay thường xuyên.
1. Hại răng
Răng bạn có thể cứng hơn móng tay, nhưng cắn móng tay có thể dẫn tới tổn thương vĩnh viễn cho răng và thậm chí cả lợi (nướu).
Thường xuyên mài răng với móng tay có thể khiến răng bị mẻ hoặc nứt. Nó cũng có thể làm cho răng của bạn dễ bị lệch hoặc lung lay và rụng.
2. Hơi thở có mùi
Bạn hầu như không thể loại bỏ tất cả vi trùng và bụi bẩn khỏi móng tay ngay cả khi rửa tay thường xuyên.
Điều đó có nghĩa là vi khuẩn ẩn dưới móng tay sẽ dễ dàng xâm nhập vào miệng hơn khi cắn móng tay.
Những vi khuẩn này có thể tồn tại và sinh sôi trong khoang miệng, gây ra các bệnh về nướu và hôi miệng.
3. Có thể dẫn tới tiêu chảy
Thói quen cắn móng tay thường xuyên thậm chí có thể khiến vi khuẩn đi vào đường ruột, gây nhiễm khuẩn và dẫn tới đau bụng, tiêu chảy.
4. Dễ bị cảm
Mọi hành vi động chạm đến mặt đều có thể tăng nguy cơ lây bệnh của chúng ta. Nhiều người còn cắn móng tay một cách vô thức và không nhận ra.
Điều đó có nghĩa là họ dễ tiếp xúc với các vi sinh vật như virus hơn.
5. Nổi mụn trên mặt
Cắn móng tay cũng có thể gây ra các vết nứt siêu nhỏ ở vùng da xung quanh móng tay và virus gây mụn cóc có thể xâm nhập từ đó.
Sau đó, virus có thể truyền từ ngón tay hoặc móng tay lên mặt khi bạn chạm vào hoặc khi cắn móng tay.
Điều này có thể dẫn đến mụn cóc trên mặt, đặc biệt là gần môi.
6. Đau đầu mãn tính
Những người hay cắn móng tay cũng có nhiều nguy cơ mắc chứng nghiến răng (bruxism).
Những người bị chứng nghiến răng có thể bị đau hàm, căng cơ, đau quanh mặt và đau đầu mãn tính.
Bỏ thói quen cắn móng tay không phải quá trình một sớm một chiều, nhưng có một số cách giúp bạn hạn chế thói quen cắn móng tay như bọc ngón tay lại hoặc làm việc khác cho ngón tay bận rộn như bấm bút bi,
Ngoài ra bạn có thể thử các loại sơn móng tay đặc biệt có vị đắng để trị tật cắn móng tay.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn cắn móng tay thường xuyên? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].