Khi đất đai ngày càng có giá trị cao thì nhu cầu tách sổ đất mà nhất là đối với đất thổ cư đang diễn ra hết sức phổ biến. Vậy, bao nhiêu mét vuông đất thổ cư thì được tách sổ? Điều kiện tách thửa đất thổ cư được pháp luật quy định thế nào?
Sổ đỏ là gì?
Sổ đỏ là từ mà người dân hay dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận. (Còn theo luật đất đai từ trước tới nay không có khái niệm về Sổ đỏ cũng như quy định về sổ đỏ).
Hiện nay, theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 thì: “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quy ền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất".
Như vậy, Sổ đỏ là ngôn ngữ thông thường của người dân để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không được pháp luật quy định.
Tách sổ đỏ là gì?
Tách sổ đỏ là việc một mảnh đất có diện tích phù hợp đã có sổ đỏ và được chia thành hai hoặc nhiều mảnh khác nhau tùy vào nhu cầu của chủ sổ đỏ để mua bán hoặc tặng cho con cái. Tuy nhiên, để có thể tách sổ đỏ thì cần phải đáp ứng đầy đủ các quy định của Luật đất đai.
Đất bao nhiêu mét vuông thì được cấp sổ đỏ, tách sổ đỏ?
Hiện nay, diện tích đất tối thiểu để được cấp sổ đỏ được từng địa phương quy định cụ thể dựa trên điều kiện về quỹ đất, điều kiện phát triển kinh tế, cũng như quy hoạch xây dựng, sử dụng đất của địa phương đó.
Căn cứ theo quy định tại Điều 143 và Điều 144 Luật đất đai 2013, UBND cấp tỉnh là cơ quan có thẩm quyền quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân và diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở nông thôn hay đô thị.
Do vậy diện tích tối thiểu để được cấp sổ đỏ sẽ có sự khác nhau nhau giữa mỗi địa phương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ ban hành quyết định quy định về diện tích tối thiểu này khi có thay đổi về diện tích đất tối thiểu để được cấp sổ đỏ ở địa phương mình.
Trong cùng một tỉnh, tùy theo từng vị trí, điều kiện kinh tế, quy hoạch của tỉnh mà từng quận huyện cũng có thể có mức diện tích tối thiểu để được cấp sổ là khác nhau.
Ví dụ ở Hà Nội, diện tích đất thổ cư tối thiểu để được cấp sổ đỏ như sau:
2 trường hợp diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu vẫn được cấp sổ
Ngoài ra, trong trường hợp thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu mà vẫn muốn được cấp sổ đỏ thì phải đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 29 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đó là:
- Thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu phải là thửa đất đang được sử dụng và có đủ điện kiện để được cấp sổ đỏ.
- Thửa đất đó đã được hình thành từ trước ngày Quyết định quy định về diện tích đất tối thiểu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
V.LinhBạn đang xem bài viết Ai mua đất chưa có sổ đỏ cần lưu ý một vấn đề cực kỳ quan trọng, nếu không có khi không bao giờ làm được sổ tại chuyên mục Nhịp sống Gia Đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].