TS. Rohen Harrichandparsad - bác sĩ phẫu thuật trực tiếp cho bệnh nhân chia sẻ, bệnh nhân được phẫu thuật trong trạng thái hoàn toàn tỉnh táo và đã được gây tê cục bộ trước đó.
Việc chơi đàn giúp bệnh nhân phản hồi trực tiếp bằng cách gảy dây, bấm vào phím đàn rất cần thiết để ekip phẫu thuật quan sát và biết được chính xác vị trí cần xử lý.
Với phẫu thuật não khi bệnh nhân đang tỉnh, bác sĩ sẽ kích thích não bằng một dòng điện nhẹ để kiểm tra và lập bản đồ não. Khi một vùng não được kích thích và bệnh nhân phản ứng tiêu cực hoặc mất một số khả năng vận động, ví dụ như nói chuyện… bác sĩ sẽ biết rằng đó là khu vực não quan trọng không được phép làm tổn thương trong quá trình cắt khối u.
Việc chơi đàn đòi hỏi sự tương tác phức tạp của các dây thần kinh, thay vì nói chuyện liên tục, nhạc sĩ chỉ cần chơi nhạc cụ, bác sĩ đánh giá năng lực phản ứng của bệnh nhân hoặc nghe thông báo về bất cứ cảm giác bất thường nào.
Bác sĩ Basil Enicker, một bác sĩ phẫu thuật cho Manzini chia sẻ, 90% khối u đã được cắt bỏ và người nhạc sĩ đó đã hoàn toàn hồi phục.
Được biết, chơi đàn trong khi phẫu thuật không phải chuyện hiếm, trước đó, một vài trường hợp thực hiện hành động tương tự khi đang phẫu thuật não như nhạc sĩ chơi nhạc cụ hoặc hát…
Vào năm 2015, một nhạc sĩ đã chơi saxophone của mình trong ca phẫu thuật não ở Tây Ban Nha, và một ca sĩ opera đã hát trong một ca phẫu thuật não ở Hà Lan vào năm 2014.
Hồng NgọcBạn đang xem bài viết Đang phẫu thuật não, nhạc sĩ vẫn chơi đàn để giúp bác sĩ tìm ra nơi tổn thương tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].