Báo Điện tử Gia đình Mới

Đã tiêm gần 89.000 liều vắc-xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

Hơn 2,3 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 đã được phân bổ về các tỉnh, thành để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5 - dưới 12 tuổi. Gần 89.000 liều đã được tiêm.

Theo số liệu đến sáng 21/4 của Bộ Y tế, sau 1 tuần phát động, các tỉnh, thành trong cả nước đã tiêm được 88.820 liều vắc-xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Các tỉnh thành đã tiêm như: Quảng Ninh, TP HCM, TP Hà Nội, Lào Cai, Bình Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Nam, Hải Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế...

Tất cả các tỉnh tiêm đầu tiên cho học sinh lớp 6 rồi hạ dần độ tuổi khi được phân bổ vắc-xin.

  Đã tiêm gần 89.000 liều vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Đã tiêm gần 89.000 liều vắc-xin cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Đến ngày 18/4, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ hơn 2,3 triệu liều vắc-xin phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5 - dưới 12 tuổi. Vắc-xin đã được chuyển đến các địa phương để phục vụ nhu cầu tiêm chủng.

Về sức khỏe của trẻ sau khi tiêm, trong những ngày đầu triển khai ghi nhận một số trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi... Không ghi nhận trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vắc-xin phòng COVID-19.

PGS.TS Hồng khuyến cáo: Trước khi đưa con đi tiêm, cha mẹ phải theo dõi sức khỏe của trẻ, khi trẻ thực sự khỏe cha mẹ hãy đưa con đi tiêm. Bộ Y tế sẽ hướng dẫn các địa phương tổ chức nhiều đợt tiêm chủng theo các tháng, tiêm bổ sung, tiêm vét… Do đó, khi trẻ có biểu hiện không khỏe, gia đình chưa nên tiêm cho con.

 Cha mẹ cũng cần chia sẻ với cán bộ y tế khám sàng lọc về tiền sử bệnh tật, dị ứng, có bệnh mãn tính hay không để có chỉ định và hướng dẫn cụ thể, cần thiết chuyển trẻ đến tiêm tại bệnh viện.

 Trong quá trình tiêm, cha mẹ cũng lưu ý tương tác với cán bộ tiêm để biết con tiêm vắc-xin gì và có thể có phản ứng phụ gì.

 Sau tiêm, trẻ cần ở lại điểm tiêm chủng theo dõi 30 phút, cha mẹ tiếp tục theo dõi sức khỏe của con trong ít nhất 3 ngày. Các phản ứng phụ thông thường có thể xuất hiện 4-8 tiếng sau tiêm, diễn tiến trong 2 ngày đầu và giảm dần. Nếu thấy trẻ sốt, phát ban, khó thở, tím tái, mệt mỏi, li bì hoặc thấy biểu hiện thông thường tăng mức độ trầm trọng thì cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.

Sau tiêm, bố mẹ cần động viên trẻ nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO