Cúng ông Công ông Táo ở đâu, trên nhà hay dưới bếp mới đúng?

Cúng ông Công ông Táo ở đâu, trên nhà hay dưới bếp mới đúng là thắc mắc của nhiều người, tuy nhiên không phải ai cũng biết.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu, trên nhà hay dưới bếp?

Theo tín ngưỡng từ ngàn đời nay của người Việt Nam, lễ cúng ông Công ông Táo là tục lệ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lớn trong văn hóa tâm linh của mỗi gia đình.

Vào ngày này, các Táo sẽ được gia chủ làm lễ tiễn lên chầu trời, báo với Ngọc Hoàng Thượng đế những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian; tất cả những việc tốt, việc xấu của con người dưới hạ giới một cách khách quan, trung thực.

Đồng thời, Táo Quân cũng sẽ mang mong ước của gia chủ với Ngọc Hoàng, để cầu cho một năm mới mưa thuận gió hóa, làm ăn phát đạt, gia đình bình anh, sung túc.

Từ xưa đến nay, tập tục cúng ông Công ông Táo là nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Việc chuẩn bị đồ lễ ở ba miền Bắc, Trung, Nam cũng có những đặc trưng riêng biệt, không có tài liệu nào quy định cụ thể về việc này. Bởi thế, dù năm nào cũng cúng, nhưng một số người vẫn lăn tăn cúng ông Công ông Táo ở đâu, trên nhà hay dưới bếp mới đúng.

Chia sẻ trên báo chí, nhà nghiên cứu văn hóa PGS.TS Trần Lâm Biền cho biết, mâm cỗ cúng ông Công ông Táo phải được đặt ở một nơi riêng. Mỗi gia đình ở từng vùng miền có thể cúng ông Công ông Táo ở một nơi khác nhau, tùy vào phong tục tại địa phương, trên nhà, dưới bếp, vỉa hè đều được... nhưng tuyệt đối không được cúng trên bàn thờ chính.

Cúng ông Công ông Táo ở đâu, trên nhà hay dưới bếp mới đúng? 0

Cúng ông Công ông Táo vào ngày nào, giờ nào là tốt nhất?

Theo quan niệm của người dân Việt, việc cúng ông Công ông Táo nên được thực hiện sớm. Lễ cúng ông Công ông Táo thường được nhiều gia đình bắt đầu từ ngày 21 tháng Chạp, muộn nhất là kết thúc trước 12 giờ trưa ngày 23.

Tại mỗi vùng miền, mâm lễ cúng ông Công ông Táo lại có những nét riêng biệt, nhưng bắt buộc phải tuân theo những quy định chung nhất về lễ vật, ví dụ như ở miền Bắc thì phải có 3 bộ mũ áo, hia (2 bộ cho Táo ông, 1 bộ cho Táo bà), hay một con ngựa giấy có đủ yên, cương ở miền Trung hoặc bộ Cò bay, ngựa chạy ở miền Nam...

Còn về các món ăn trên mâm lễ, có thể tùy cơ linh hoạt theo sở thích, điều kiện mỗi gia đình. Có thể là mâm cỗ mặn với các món như xôi, gà, nem, giò, canh măng... hoặc mâm cỗ chay, một vài món ngọt cùng trà, rượu, trái cây...

Gia chủ hãy nhớ rằng, điều quan trọng nhất khi cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp là tấm lòng thành của gia chủ.

Văn khấn ông Công ông Táo chuẩn nhất

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ (chúng) con là: ……………

Ngụ tại:...

Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.

Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm.

Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai gái, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.

Nam mô A di đà Phật! (3 lần)

Thạch Thảo

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính