Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

4 thách thức đối với gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới

Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết định đến việc hình thành nhân cách nói chung, phẩm chất đạo đức nói riêng của cá nhân. Tuy nhiên, trước những biến đổi to lớn của xã hội hiện đại, gia đình Việt Nam đang tiềm ẩn nhiều thách thức.

Tại Hội thảo "Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" PGS.TS. Trần Thị Minh Thi - Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã có bài tham luận phân tích những biến chuyển trong gia đình Việt Nam và vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị gia đình.

Đặc biệt, trong bài tham luận của mình, PGS.TS. Trần Thị Minh Thi cũng chỉ ra những thách thức mà gia đình Việt Nam đang phải đối mặt, bao gồm:

Tỷ lệ ly hôn tăng nhanh là một trong những thách thức đối với gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Ảnh minh họa

Tỷ lệ ly hôn tăng nhanh là một trong những thách thức đối với gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Ảnh minh họa

- Xu hướng trì hoãn hôn nhân và sinh con: Giới trẻ, đặc biệt là ở thành thị, có xu hướng kết hôn muộn và sinh ít con do nhiều yếu tố như áp lực kinh tế, thay đổi giá trị cá nhân, thiếu hỗ trợ dịch vụ chăm sóc trẻ em...

- Ly hôn tăng nhanh: Tỷ lệ ly hôn đang có xu hướng tăng, đặt ra nhiều vấn đề về chăm sóc con cái, phân chia tài sản và hòa nhập xã hội sau ly hôn, đặc biệt là đối với phụ nữ.

- Bất bình đẳng giới trong an sinh xã hội và chăm sóc gia đình: Phụ nữ vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận an sinh xã hội, đồng thời gánh vác phần lớn trách nhiệm chăm sóc gia đình và con cái.

- Thách thức trong chăm sóc người cao tuổi: Dân số già hóa nhanh chóng đặt ra áp lực lớn về chăm sóc người cao tuổi, trong khi lực lượng lao động trẻ giảm và hệ thống dịch vụ chăm sóc còn hạn chế.

Để giải quyết những thách thức này, PGS.TS. Trần Thị Minh Thi đề xuất một số khuyến nghị chính sách như sau:

- Hoàn thiện chính sách dân số: Xem xét nới lỏng chính sách sinh con, tạo điều kiện cho các gia đình tự quyết định quy mô gia đình.

- Phát triển hệ thống dịch vụ gia đình: Xây dựng các dịch vụ hỗ trợ hôn nhân, gia đình, chăm sóc người cao tuổi, trẻ em...

- Thúc đẩy bình đẳng giới: Bảo đảm cơ hội bình đẳng cho nam giới và nữ giới trong mọi lĩnh vực, chia sẻ trách nhiệm gia đình và con cái.

- Nâng cao nhận thức về giá trị gia đình: Truyền thông định hướng dư luận xã hội về giá trị của hôn nhân, gia đình và vai trò của phụ nữ.

Tham luận của PGS.TS Trần Thị Minh Thi đã cung cấp cái nhìn toàn diện về những biến chuyển của gia đình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đồng thời PGS Minh Thi nhấn mạnh vai trò quan trọng của phụ nữ trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị gia đình, đồng thời đề xuất những giải pháp thiết thực để gia đình Việt Nam tiếp tục là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính