Cúng ông Công ông Táo vào lúc nào là đúng?
Tết ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm. Vào ngày này, các gia đình thường sắm chút lễ mọn cùng tấm lòng thành kính dâng lên Thần linh, gia tiên.
Theo truyền thống của người Việt, lễ cúng ông Công ông Táo thường được tiến hành vào ngày 23 tháng Chạp.
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà thời gian cúng có thể xê dịch trước tầm 1 - 2 ngày (tức ngày 21, 22 âm lịch).
Tuy nhiên, nên làm lễ cúng trước ngày 23 tháng Chạp bởi theo quan niệm dân gian nếu cúng sau 12 giờ trưa ngày 23 thì ông Công ông Táo không thể lên thiên đình báo cáo Ngọc Hoàng được.
Cúng ông Công ông Táo vào buổi tối được không?
Rất nhiều gia chủ thắc mắc không biết cúng ông Công ông Táo vào buổi tối có được không?
Theo 1 số chuyên gia văn hóa, việc quy định thời điểm cúng ông Công ông Táo vào ban ngày hay buổi tối là tùy thuộc vào từng vùng.
Điển hình như người miền Bắc thường quan niệm, phải cúng ông Công ông Táo trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp.
Tuy nhiên, với người miền Nam thì thời điểm cúng Táo Quân đẹp nhất lại là lúc trời nhập nhẹm tối hoặc thời điểm từ 20 - 23 giờ.
Người miền Nam quan niệm rằng, thời điểm cuối ngày khi cả nhà đã nấu nướng xong, không phiền hà đến các Táo nữa thì mới có thể làm lễ tiến Táo về trời.
Gia chủ có thể tiến hành thắp hương xin phép lau dọn ban thờ tổ tiên vào buổi sáng rồi làm mâm cơm cúng buổi chiều.
Vì thế, không có bất cứ 1 quy định bắt buộc nào với thời điểm cúng ông Công ông Táo phải vào buổi sáng hay buổi tối, chỉ biết rằng thời điểm tốt nhất để làm lễ cúng ông Công ông Táo là ngày 23 tháng Chạp.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm những gì?
Lễ cúng ông Công ông Táo vì thế mà cũng không cần bày biện quá nhiều, chỉ cần sắm mâm lễ mọn cùng tấm lòng thành kính dâng lên các vị Thần Phật, tổ tiên...
Từ xưa đến nay, người Việt thường chuẩn bị mâm cỗ cúng ông Công ông Táo gồm:
- Cá chép đỏ: 3 con
- Ba bộ mã (trong đó có hai bộ đàn ông và một bộ đàn bà), hương, hoa, oản, quả, cau trầu.
- Mâm lễ mặn: Gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò hoặc chả, nem rán, rau củ luộc, canh miến/canh bóng thả, món xào... Tùy vào từng vùng miền mà các món ăn trên mâm cỗ cúng lại có sự khác biệt.
Văn khấn cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin
Tham khảo bài văn khấn ông Công ông Táo dưới đây:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo
Thanh HươngBạn đang xem bài viết Cúng ông Công ông Táo vào lúc nào, cúng buổi tối được không? tại chuyên mục Xã hội của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].