Cụ ông 71 tuổi thủng trực tràng vì nuốt vỏ thuốc

Cụ ông 71 tuổi ở quận Cầu Giấy, Hà Nội bị thủng ống hậu môn trực tràng do nuốt vỏ thuốc.

Cụ ông được đưa vào BV Hữu Nghị trong tình trạng đau bụng đi ngoài phân đen và có máu tươi. Sau khi khám và nội soi, các bác sĩ chẩn đoán cụ bị vết thương ống hậu môn trực tràng bởi vật sắc nhọn gây ra nên tiến hành mổ cấp cứu.

Các bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp, BV Hữu Nghị đã tiến hành mổ cấp cứu, lấy dị vật là vỏ thuốc và khâu lỗ thủng trực tràng, khâu vết rách ở ống hậu môn cho bệnh nhân.

Sau thủ thuật, người bệnh tiếp tục được thực hiện theo dõi tại bệnh viên và hiện tình trạng của bệnh nhân đã ổn định.

Các bác sĩ cảnh báo, nuốt vỏ thuốc là một tai nạn sẽ gây biến chứng vô cùng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, thủng thực quản, thủng ruột non, thủng đại tràng... gây mất máu, viêm phúc mạc tử vong. Đây là những biến chứng nặng và phải phẫu thuật sớm để tránh nguy hiểm tính mạng. Do đó cần phải thận trọng khi sử dụng thuốc, nhất là người già và trẻ em.

  Cụ ông 71 tuổi bị thủng trực tràng vì nuốt vỏ thuốc đang được nhân viên y tế chăm sóc sau phẫu thuật

Cụ ông 71 tuổi bị thủng trực tràng vì nuốt vỏ thuốc đang được nhân viên y tế chăm sóc sau phẫu thuật

Để tránh nuốt phải dị vật, chúng ta nên ăn chậm nhai kỹ, khi uống thuốc nên nuốt từng viên và nếu chẳng may bị dị vật chui vào đường uống thì không cố gắng dùng mẹo dân gian hay dùng tay để móc ra, mà đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có cách xử lý kịp thời.

Khi phát hiện nạn nhân bị hóc dị vật cần liên hệ ngay Cấp cứu 115 hoặc trung tâm y tế gần nhất để được trợ giúp. Trong thời gian chờ sự trợ giúp của nhân viên y tế, có thể thực hiện các bước sơ cấp cứu cho nạn nhân như tiến hành 5 lần đẩy bụng (còn gọi là nghiệm pháp Heimlich) như sau:

- Đứng ở phía sau nạn nhân.

- Dùng 2 tay ôm xung quanh eo của nạn nhân. Hãy đảm bảo rằng 2 tay bạn ôm qua eo ở bên dưới khung xương sườn nạn nhân.

- Dùng mặt dưới của nắm tay đặt lên gần trung tâm bụng của nạn nhân (cạnh của ngón tay cái tỳ vào bụng) ở ngay phía trên rốn và dưới mũi ức (vùng thượng vị).

- Nắm tay được bọc trong bàn tay bên kia.

- Tiến hành những lần đẩy bụng riêng rẽ và dứt khoát theo hướng vào trong và lên trên. Tiếp tục cho tới khi dị vật gây tắc nghẽn được đánh bật ra – kiểm tra sau mỗi lần đẩy bụng.

Dừng lại nếu nạn nhân bị bất tỉnh và chỉ nên thực hiện cách sơ cứu này với trẻ trên 1 tuổi. Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi có thể áp dụng biện pháp vỗ lưng hoặc biện pháp ép ngực để sơ cứu.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính