Cơ thể mẹ bầu biến đổi ra sao trong 3 tháng giữa, dấu hiệu nguy hiểm nào không thể bỏ qua?

Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu có những biến đổi mạnh mẽ. Thời điểm này mẹ bầu sẽ gặp phải nhiều khó chịu và có những dấu nguy hiểm không thể bỏ qua.

Theo PGS.TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, thời kì ba tháng giữa (tức từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 7) là thời kì thai nhi phát triển mạnh mẽ, cũng là thời kì cơ thể người mẹ thay đổi mạnh nhất.

  Trong 3 tháng giữa thai nhi phát triển nhanh, bình quân thể trọng mỗi ngày tăng 10g. Ảnh minh họa

Trong 3 tháng giữa thai nhi phát triển nhanh, bình quân thể trọng mỗi ngày tăng 10g. Ảnh minh họa

Thai nhi phát triển nhanh, bình quân thể trọng mỗi ngày tăng 10g. Để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng phát triển của thai nhi thì mọi hệ thống trong cơ thể mẹ cũng phải có những thay đổi tương ứng:

– Tinh thần thoải mái hơn đối với các bà mẹ vì thời gian này tỉ lệ sảy thai giảm đi đáng kể và triệu chứng nôn, nghén không còn nữa thay vào đó là hiện tượng thèm ăn và ăn nhiều.

– Các hormon được sản xuất bởi nhau thai, buồng trứng, tuyến thượng thận và tuyến yên giúp bào thai phát triển cũng như kích thích sự thay đổi bên trong các cơ quan của người mẹ.

– Huyết áp giảm trong khi hệ tuần hoàn hoạt động nhanh hơn vì vậy đôi khi người mẹ bị xây xẩm, nôn nao, cảm giác muốn ói hay ngất khi thay đổi tư thế.

– Lưu lượng máu tăng lên, chủ yếu là huyết tương và dịch chất trong máu, có thể hay bị chảy máu cam, chảy máu lợi hay nhức đầu.

– Cơ thể có cảm giác khó thở do giảm lượng O2 trong máu để CO2 vận chuyển nhiều hơn ra khỏi bào thai. Dung tích phổi sẽ tăng thêm, nhịp thở nhanh hơn.

– Lúc này phần trên của tử cung phình căng trong khung chậu nên kích thước vòng 2 bắt đầu lớn dần. Lượng dịch âm đạo tăng lên để ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại.

– Xuất hiện tình trạng đen sạm da quanh hai đầu vú, đầu vú to ra do các tuyến sữa tăng lên và một đường sẫm màu kéo dài từ trung tâm bụng xuống phía dưới. Vùng da xung quanh rốn, nách, đùi, trán, thái dương hay má, cằm có thể bị sạm đen hoặc rạn. Xuất hiện các nốt tàn nhang lốm đốm hay bị nám ở vùng mặt. Số đo ba vòng và một số bộ phận khác bắt đầu thay đổi.

Để quá trình mang thai được khỏe mạnh, em bé sinh ra không bị dị tật, các chuyên gia y tế khuyến cáo, trước khi mang thai chị em nên khám sức khỏe và tiêm phòng các bệnh như cúm, Rubela, viêm gan virut... (nếu chưa tiêm hoặc chưa mắc bao giờ).

Khi đã mang thai cần có chế độ dinh dưỡng tốt, vệ sinh thân thể sạch sẽ để tránh các bệnh lây nhiễm. Đồng thời, cần đi khám thai theo đúng định kỳ và ngay từ khi mang thai phải luôn được bác sĩ sản phụ khoa khám, theo dõi thai định kỳ.

L.Minh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính