Phía sau câu chuyện chủ quán nướng bắt cô gái quỳ vì bóc phốt quán mình có sán trong lòng non, chuyên gia y tế một lần nữa gióng hồi chuông cảnh báo mọi người hãy cẩn thận đối với những món ăn dễ nhiễm kí sinh trùng
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng từng lên tiếng cảnh báo về các món ăn có chứa nhiều kí sinh trùng tại các hàng, quán. Do vậy, chúng ta cần cẩn thận khi ăn. Bởi, nếu không để ý thì rất có thể bạn sẽ vô tình đưa sán vào cơ thể.
1. Tiết canh, lòng lợn
Đây là bộ phận có chứa nhiều sán, ký sinh trùng nhất của con lợn và rất khó loại bỏ.
2. Nem chua
Nem chua được làm từ thịt sống lên men nên nguy cơ nhiễm sán cao. Một số biến chứng có thể gặp phải là suy hô hấp, rối loạn tâm thần, hạ huyết áp, ngủ gà, mạch nhanh...
3. Thịt bò tái, bít tết
Theo các chuyên gia y tế, thịt bò thông thường dễ có sán dây màu trắng đục, thân dẹt phẳng, có nhiều đốt, dài từ 4 - 8m.
Loại kí sinh trùng này rất nguy hiểm và thường đi vào cơ thể thông qua món bò tái hoặc bít tết.
4. Rau sống
Sán thường nằm trong ruột người rồi đẻ trứng, sau đó được thải ra ngoài qua phân. Nếu điều kiện vệ sinh thực phẩm kém thì trứng sán sẽ nhiễm vào nguồn nước hoặc là rau sống.
Rau sống khi không rửa sạch thì sẽ đi vào hệ tiêu hóa và phân tán đi khắp cơ thể gây bệnh tật.
5. Lươn
Vì sống trong môi trường toàn bùn đất nên lươn là loài thủy sản rất dễ nhiễm sán. Khi chúng ta ăn phải lươn không được làm sạch kỹ chúng sẽ tấn công lên vùng mắt gây mù lòa. Vào mùa sinh sản của lươn, tỷ lệ nhiễm kí sinh trùng của lươn khoảng 50%.
6. Ốc
Theo các chuyên gia y tế, mỗi con ốc có thể chứa từ 3000 - 6000 ký sinh trùng giun ống. Do môi trường sống của ốc thường là đầm lầy, bùn đất, nước đọng dễ ô nhiễm nên ngoài giun ống còn có rất nhiều ký sinh trùng khác.
7. Gỏi cá
Cá sống thường có chứa nhiều ký sinh trùng sán lá gan và các loại ký sinh trùng khác. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập tới gan, túi mật và làm hỏng gan nhanh chóng.
Vì vậy bạn phải rất cẩn thận khi ăn gỏi cá.