Ngày 14/5 tại Khoa phụ sản, Bệnh viện Đa khoa quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc, chị Xuân vui vẻ trước cửa phòng mổ với khuôn mặt không chút lo lắng, chuẩn bị cho cuộc "vượt cạn" ý nghĩa lớn lao của mình.
Dưới đây là chùm ảnh ghi nhận của Gia Đình Mới:
Sản phụ được các nhân viên y tế đưa vào phòng mổ, chuẩn bị cho cuộc vượt cạn thiêng liêng.
Các bác sĩ chuẩn bị dụng cụ, máy móc trong phẫu thuật mổ bắt thai.
Sản phụ được tiệt trùng, gây tê màng cứng.
Bác sĩ Wiliam tiến hành ca mổ.
Thời khắc thiêng liêng, thiên thần nhỏ chính thức chào đời.
Hai mẹ con chị Thanh Xuân "lần đầu gặp nhau", được các bác sĩ cho da áp da.
Em bé kháu khỉnh chào đời, nặng 3,2 kg.
Dù các bác sĩ đang hoàn thành nốt ca phẫu thuật, chị Xuân vẫn tỉnh táo, tươi cười cùng bé yêu của mình.
Những khoảnh khắc đầu tiên tuyệt vời, hạnh phúc và xúc động giữa mẹ và bé.
Em bé được chào đón trong niềm vui của người thân, tất cả nhân viên y tế Bệnh viện.
PV Gia Đình Mới đã trao đổi nhanh bác sĩ William - người trực tiếp thực hiện ca mổ cho sản phụ Xuân.
PV: Bác sĩ có thể chia sẻ cảm xúc của mình về ca sinh mổ này được không?
Bác sĩ William: Với kinh nghiệm mổ và đỡ đẻ cho hàng nghìn sản phụ có quốc tịch khác nhau ở những nơi tôi từng làm việc trong quá trình 29 năm làm bác sĩ sản phụ khoa, tôi thấy hạnh phúc khi được làm công việc này.
Điều đáng nói là, sản phụ Xuân cũng là người được tôi tư vấn và theo dõi sát trong quá trình mang thai của cô ấy. Các chỉ số thai kỳ của chị rất ổn định để bước vào quá trình lâm bồn thành công. Vì thế, tôi có đủ cơ sở để tin vào cuộc sinh nở thuận lợi, thành công của sản phụ Xuân.
PV: Đã có hơn nửa năm làm công việc thăm khám, tiếp xúc tư vấn cho các các sản phụ Việt, ông có nhận xét gì về sản phụ Việt Nam không?
Bác sĩ William: Sản phụ ở mọi nơi trên thế giới đều như nhau, họ rất quan tâm đến con cái và đặt nhiều lòng tin vào các bác sĩ trong quá trình tư vấn mang thai và sinh nở.
Đối với phụ nữ Việt Nam, tôi nhận thấy họ quan tâm đến sức khỏe thai kỳ và em bé khá tốt. Khác với sản phụ nước khác, số sản phụ Việt bị cao huyết áp trong quá trình thai kỳ ít hơn và cách họ kiểm soát việc tăng huyết áp tốt hơn sản phụ các nước khác.
PV: Sản phụ Việt thường rất yêu con, đôi khi, cái yêu đó kéo đến lo lắng hơi thái quá. Bác sĩ làm cách nào để trấn an họ?
Bác sĩ William: Chúng tôi luôn động viên, chia sẻ mọi thắc mắc của họ trong suốt quá trình mang thai bất cứ khi nào họ cần. Vì thế, trong gói dịch vụ sinh sản của BV Thu Cúc, bác sĩ sản khoa chúng tôi yêu cầu đưa vào đó là quy trình bắt buộc, nghĩa là sản phụ được bác sĩ tư vấn, giải thích mọi hiện tượng quả quá trình thai kỳ bất cứ lúc nào (24/24h) chứ không chỉ trong giờ hành chính .
PV: Việt Nam có câu thành ngữ “gái chửa cửa mả”, ý nói tới sự nguy hiểm của phụ nữ trước khi lâm bồn. Tâm trạng này, không chỉ riêng sản phụ, mà cũng khiến bác sĩ lo lắng. Bác sĩ nghĩ sao?
Bác sĩ William: Quy trình đẻ mổ và quy trình đẻ thường đều có thể phát sinh rủi ro không thể lường hết. và có những bất ngờ có thể xảy đến. Do đó, với bác sĩ có kinh nghiệm thì việc tiên lượng những rủi ro có thể xảy ra sẽ tốt hơn.
PV: Một số quan điểm cho rằng, trẻ nhỏ sinh bằng phương pháp đẻ mổ sẽ có hệ hô hấp không được tốt bằng trẻ được sinh thường. Ý kiến bác sĩ như thế nào về quan điểm trên?
Bác sĩ William: Điều đó là chính xác. Những em bé đẻ mổ, thì hệ hô hấp sẽ yếu hơn những em bé đẻ thường. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong trường hợp em bé đẻ trước 38 tuần.
Nếu sau 39 tuần và được bác sĩ thăm khám, siêu âm. Căn cứ kết quả siêu âm để xem độ trưởng thành hệ hô hấp mới có quyết định mổ.
PV: Với trường hợp của sản phụ Xuân thì như thế nào, thưa ông?
Bác sĩ William: Tôi đã xem các chỉ số của em bé cũng như độ trưởng thành của bánh rau, cân nặng… Sản phụ cũng trên 39 tuần nên việc đẻ mổ không có vấn đề gì.
Xin cám ơn ông!
K.Thoa- H.Hải/ Ảnh: Nguyễn Văn QuânBạn đang xem bài viết Cận cảnh cuộc 'vượt cạn' mãn nguyện của bà mẹ 37 tuổi sinh con lần đầu tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].