Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm món bún đậu mắm tôm
- Bún lá: 600g
- Đậu phụ trắng: 4 miếng
- Thịt chân giò rút xương: 400g
- Mắm tôm: 1 chai
- Tỏi khô: ½ củ
- Ớt tươi: 1 trái
- Chanh tươi: 1 trái
- Rau sống ăn kèm: xà lách, tía tô, kinh giới, dưa leo…
- Các gia vị thường dùng: giấm, đường, rượu trắng…
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế rau sống ăn kèm bún đậu.
Các loại rau ăn kèm bạn nhặt sạch gốc, rửa với nước rồi ngâm thêm nước muối loãng, sau đó rớt ra, để ráo. Riêng dưa leo thì thái miếng nhỏ vừa ăn.
Bước 2: Cắt bún
Bạn dùng kéo cắt bún lá thành 2 – 4 miếng vừa ăn, xếp sẵn ra đĩa (tùy kích thước to nhỏ của lá bún).Pha mắm tôm
Bước 3: Pha mắm tôm
- Ớt tươi rửa sạch, bỏ cuống, bỏ hạt, băm nhỏ.
- Tỏi khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
- Chanh bổ đôi, vắt lấy nước cốt.
Mắm tôm chính là linh hồn của món ăn này nên công đoạn pha chế rất quan trọng. Bạn cho lượng mắm tôm vừa đủ vào 1 chén nhỏ, sau đó cho một chút đường, chút ớt băm, tỏi băm, bột ngọt, nước cốt chanh (hoặc giấm, rượu) vào cùng, lượng nguyên liệu tự điều chỉnh cho phù hợp.
Dùng muỗng khuấy đều cho đến khi mắm tôm sủi bọt lên thì thêm một chút dầu nóng vào khuấy tiếp, lúc này bạn đã có một chén mắm rất thơm.
Bước 4: Luộc chân giò
Thịt chân giò mua về bạn rửa sạch với nước muối pha loãng, dùng dây buộc lại rồi cho vào nồi nước lạnh để luộc (thêm chút muối trắng cho đậm đà). Luộc thịt với lửa vừa trong khoảng 35 – 45 phút cho thịt chín mềm là được, không nên luộc lâu vì thịt sẽ bị quá mềm ăn không ngon.
Khi thịt chín, bạn vớt ngay ra rồi nhúng vào nước lạnh, sau đó bỏ vào tủ lạnh khoảng 30 phút, làm như vậy thịt sẽ keo dính vào nhau, khi thái sẽ rất đẹp mắt.
Thái chân giò thành những lát mỏng vừa ăn, xếp ra đĩa.
Bước 5: Chiên đậu hũ
Dùng dao cắt đậu hũ thành những miếng vuông nhỏ vừa ăn, cho vào chảo chiên giòn và vàng đều cả 2 mặt. Khi đậu chín vàng, vớt ra đặt ngay lên đĩa có lót giấy thấm dầu để thấm bớt lượng dầu đọng lại, giúp đậu giòn, ngon, để được lâu và ăn không bị ngán.
Lưu ý: Với món bún đậu mắm tôm này, đậu hũ vừa chiên xong ăn lúc nóng là ngon nhất. Vì vậy, bạn nên tranh thủ vừa luộc chân giò vừa chiên đậu hũ, lúc xong cả thì xếp ra ăn ngay.
Bước 6: Trình bày và thưởng thức
Bạn xếp đĩa thịt luộc, đậu hũ chiên, bún, rau sống và chén mắm tôm pha cùng nhau rồi thưởng thức. Nếu cầu kì hơn, bạn có thể dùng mẹt hoặc đĩa lớn, xếp các nguyên liệu vào chung như khi ăn ngoài quán.
Ngoài mẹt bún đậu cơ bản, hãy thêm một số món ăn khác cho đa dạng hơn, ví dụ như:
Chả cốm: Chỉ có mẹt bún đậu mùa thu Hà Nội mới có được những lát chả cốm thơm lừng dẻo mịn. Cùng với mùa cốm xanh Hà Nội, mẹ bún đậu được nâng tầm bằng những miếng chả rán ngất ngây.
Chả dai ngon giòn sần sật, thịt heo bằm được trộn với giò sống và cốm dẹp, nêm nếm vừa ăn, nặn thành từng miếng nhỏ, rán vàng.
Nem chua rán: Cặp bài trùng cùng chả cốm, nem chua rán là món ăn khoái khẩu thường được ăn kèm tương ớt như một món ăn vặt. Nam chua chiên xù được tô điểm thêm cho mẹt bún đậu thêm phong phú.
Lòng lợn luộc ( hoặc lòng rán)
Lòng lợn là một biến tấu khác của món bún đậu. Người Hà Nội rất yêu thích món lòng lợn luộc hoặc rán chấm cùng mắm tôm. Vì thế, kết hợp chúng trên mẹt bún đậu là một ý tưởng tuyệt vời.
Nem rán: Người miền Bắc rất ưa nem rán khi ăn cùng mẹt bún đậu,nó làm cho món bún đậu mắm tôm thêm đa dạng và mặn mà hơn.
Khi trang trí nem rán lên trên mẹt bún cũng rất đẹp mắt. Không chỉ đem lại hương vị quen thuộc dân dã mà còn rất dễ làm.
Món ăn này rất thích hợp để đãi cả nhà sau một tuần làm việc mệt mỏi, các bà nội trợ còn trần chờ gì nữa, hãy đi chuẩn bị nguyên liệu ngay thôi