1. Lúc về già mình sẽ tuyệt đối không được chủ quan nghĩ rằng còn khoẻ, còn sung sức để nghĩ và làm những việc như hồi thanh niên.
Lúc về già mình sẽ không tham gia hội đoàn hay bất cứ công việc gì liên quan đến chính quyền. Không phải mình thiếu trách nhiệm, chỉ đơn giản vì thời điểm đó sức khỏe, trí tuệ xuống dốc rồi, tụi trẻ nó làm giỏi hơn. Đầu hai thứ tóc đi tranh việc với một đứa nó làm tốt hơn mình là sao?
2. Lúc về già mình sẽ không bao giờ đến cơ quan cũ nếu như chưa nhận được một lời mời trân trọng, vào những dịp đặc biệt.
Nếu đến mình cũng chỉ cúi đầu lễ phép chào lớp trẻ rồi chuyện phiếm với đồng niên, đồng nghiệp. Mình phải tự dặn mình rằng có nói gì chúng cũng chẳng nghe, vì mọi điều mình nói đã lỗi thời, cho dù bên dưới chúng chăm chú nhìn, đầu gật gật, rồi vỗ tay rất dài.
Và dĩ nhiên chúng nó có báo cáo báo cò mình cũng chẳng nên quan tâm, tò mò tìm hiểu, vì đã lâu mình không cập nhật hay update, đâu còn hiểu được thời thế.
3. Lúc về già mình sẽ không sống chung với bất cứ đứa nào, chỉ sống với…vợ.
Nếu cứ thương con cái, sống với chúng nó thể nào cũng đến lúc mình ở trọ trong chính ngôi nhà của mình. Con không có tiền mua nhà thì thuê, không đủ tiền thuê mình hỗ trợ, quyết không ở chung. Trai gái dâu rể gì cũng vậy hết, một tuần đến thăm nhau 1 lần vào ngày cuối tuần là đủ.
4. Lúc về già… rất già, mình sẽ phải đặt chỗ ở một trung tâm dưỡng lão nào đó.
Tiền ít ở chỗ xoàng, tiền nhiều ở chỗ tươm. Chọn trung tâm có chăm sóc y tế tốt để không bắt con cháu phục dịch lúc yếu đau. Chúng nó còn phải đi làm. Lúc đi về phía bên kia mặt trời cũng tại trung tâm luôn. Con cháu chỉ cần đến nhà tang lễ làm thủ tục theo nghi thức, không khóc cũng không sao, vui càng tốt. Chẳng có lý do gì để khóc. Đó là quy luật của tạo hoá. Bất cứ cái gì tồn tại nguyên vẹn lâu quá chỉ tổ làm cho xã hội trì trệ.
5. Lúc về già mình sẽ chỉ nói hai chữ “ngày xưa” (đúng hơn là những câu chuyện hoài niệm) với bạn đồng niên, tuyệt đối không nói với lũ trẻ, vì chúng sẽ cho mình bị dở hơi.
6. Lúc về già, mình sẽ cố không nghĩ khác những điều mình đã nghĩ như ở trên. Chẳng biết có làm được không?
Càng lớn tuổi chúng ta càng nhận ra:
Mang một chiếc đồng hồ $30 hay $300 cũng cùng chỉ một giờ.
Mang một chiếc túi/bóp $30 hay $300 cũng cùng đựng bấy nhiêu tiền.
Uống một chai rượu $15 hay $300 cũng say giống nhau.
Ở trong căn nhà 100 mét vuông hay 1000 mét vuông nỗi cô đơn cũng giống nhau.
Lái chiếc xe $8000 hay $80,000 cũng phục vụ ta cùng mục đích chuyên chở.
Hạnh phúc nội tâm không đến từ vật chất trong thế gian này.
Có những bạn bè, anh chị em, những người nói chuyện, cười đùa, hát xướng tán gẫu với ta đó mới là hạnh phúc .
6 vị bác sĩ tốt nhất trong đời:
- Ánh nắng mặt trời
- Nghỉ ngơi
- Thể dục
- Ăn uống điều độ
- Tự tin
- Bạn bè
Hãy luôn đồng hành cùng 6 vị bác sĩ này cho mọi thời điểm trong đời để tận hưởng một cuộc sống khỏe mạnh.
Lời kết: Trong cuộc đời mỗi con người, “sinh, lão, bệnh, tử” vốn là lẽ rất thường tình, là quy luật mà không ai có thể chống lại được. Bởi vậy, hãy nhớ rằng, còn trẻ là còn khỏe, còn khỏe là còn làm được nhiều việc. Đừng lãng phí bất cứ một giây một phút nào trôi qua để rồi về già phải hối tiếc.
Tổng hợpBạn đang xem bài viết Bước qua 50 tuổi bạn nên làm gì: Lời chia sẻ của một bác sĩ khiến nhiều người phải suy ngẫm tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].