Rượu bia được coi là món đồ uống ưa thích của đàn ông nhưng lại là "khắc tinh" của phụ nữ. Tuy nhiên, do đặc thù công việc, đặc biệt là nhóm phụ nữ công sở hoặc phụ nữ làm kinh doanh, thường xuyên phải đến các bữa tiệc.
Một vài ly rượu, bia từ đối tác, cộng sự trong các bữa tiệc sẽ khiến bạn không thể chối từ mãi. Nhưng tửu lượng của bạn lại khá kém, vậy làm cách nào để uống rượu "ngàn ly không say"? Dưới đây là một vài mẹo bỏ túi cho chị em công sở.
1. Nên uống một cốc nước bằng với ly rượu trước khi uống rượu
Trước khi vào bữa tiệc, nên uống một cốc nước, điều này sẽ làm cho dạ dày được trung hòa, giảm cảm giác thèm ăn đồng thời làm loãng lượng cồn trong rượu, giúp bạn không bị say.
2. Nên ăn một chút trước khi uống
Bạn có thể làm việc này khi ở nhà, trước khi tới bữa tiệc, nếu bữa tiệc đó bạn chưa biết thực đơn có những món gì. Các món ăn lót dạ để tránh làm dạ dày trống rỗng, chống lại cảm giác say là trứng luộc, đồ ăn giàu chất xơ và sữa chua Hy Lạp.
3. Nên chú ý đến calo trong các loại rượu, bia
Vang trắng và vang sủi bọt có lượng calo cao hơn vang đỏ, một ly vang đỏ tầm 180ml là 115 calo. Bia vàng khoảng 110 calo cho mỗi ly bia tầm 350ml.
4. Khi uống bia rượu nên uống chậm
Để tiêu hóa được 180ml bia thì lá gan cần hoạt động khoảng 1 tiếng. Vì vậy nên uống từ từ, là phụ nữ thì bạn lại được quyền uống rượu bia theo khả năng, rất ít người ép phụ nữ uống như đàn ông.
5. Biết được tửu lượng của bản thân
Nếu bạn không phải là người có kinh nghiệm uống rượu bia và hay bị say khi chỉ uống vài ly thì tốt nhất nên chạm môi và uống 1 đến 2 ly. Khi uống rượu xã giao nên có những lời nói lịch thiệp để từ chối nếu không muốn uống tiếp, làm sao để giữ gìn được mối quan hệ mà vẫn không ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau khi uống rượu bia thì nên gọi taxi để ra về.
Chu AnBạn đang xem bài viết Bỏ túi bí kíp uống rượu 'ngàn ly không say' cho chị em công sở tại chuyên mục Phụ nữ của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].