Đỏ mặt khi uống rượu bia: Hãy coi chừng vì có thể cơ thể đang 'kêu cứu'

Hiện tượng đỏ mặt khi uống đồ uống có cồn không phải dấu hiệu tốt cho sức khỏe, cho thấy cơ thể người đó chuyển hóa rượu bia kém.

uong-ruou-do-mat-khong-tot-cho-suc-khoe-9

Nếu bạn đỏ mặt gay gắt chỉ sau vài ly đồ uống có cồn, đó là cách cơ thể “kêu cứu”.

Khi bạn uống bia rượu, huyết áp tăng lên và cồn được phân rã thành một chất gọi là acetaldehyde. Nếu cơ thể không thể chuyển hóa chất này, các mạch máu trên mặt giãn ra, dẫn đến hiện tượng đỏ mặt.

Hiện tượng trên được gọi là “phản ứng đỏ mặt khi uống rượu”, đi kèm với việc nổi mẩn đỏ khắp mặt, cổ, vai và thậm chí toàn bộ cơ thể.

Do sự khác biệt về hệ gen, 80% người Đông Á là nạn nhân của hội chứng này – gan của họ thường thiếu enzyme ALDH2 giúp trung hòa acetaldehyde, khiến chất độc này tích tụ nhiều hơn.

Tác hại của hiện tượng này không chỉ nằm ở mặt thẩm mỹ: Nạn nhân có thể bị tăng nhịp tim lên cao, buồn nôn, đau đầu và mệt mỏi, khó chịu.

Theo một nghiên cứu ở Hàn Quốc, trong số những người uống nhiều hơn 4 ly rượu/tuần, những người đàn ông bị đỏ mặt sau khi uống rượu bia có nguy cơ cao huyết áp lớn hơn 2 lần những người không gặp hiện tượng này.

80% người Đông Á là nạn nhân của hội chứng đỏ mặt khi uống rượu – gan của họ thường thiếu enzyme ALDH2 giúp trung hòa acetaldehyde, khiến chất độc này tích tụ nhiều hơn.

80% người Đông Á là nạn nhân của hội chứng đỏ mặt khi uống rượu – gan của họ thường thiếu enzyme ALDH2 giúp trung hòa acetaldehyde, khiến chất độc này tích tụ nhiều hơn.

Như vậy, những người đỏ mặt khi uống rượu có nhiều nguy cơ đau tim, đột quỵ và các bệnh khác liên quan đến cao huyết áp.

Không chỉ dừng lại ở đó, TS Ong Lizhen, chuyên gia tư vấn của Khoa Thí nghiệm Y khoa ở Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore còn cho biết: “Các bệnh nhân mắc hội chứng đỏ mặt sau khi uống rượu có nguy cơ ung thư dạ dày nếu tiếp tục sử dụng đồ uống có cồn.

Ví dụ, một người mắc hội chứng Asian Flush nếu uống 2 cốc bia/ngày có khả năng mắc ung thư thực quản gấp 10 lần so với những người không mắc hội chứng này tiêu thụ một lượng đồ uống có cồn tương tự”.

Tuy không có thuốc điều trị cho hội chứng Asian Flush, bạn có thể áp dụng những cách sau để vừa tận hưởng món đồ uống yêu thích vừa hạn chế tác hại của bia rượu cũng như triệu chứng đỏ mặt.

Hãy biết giới hạn của mình khi uống rượu bia

Hãy biết giới hạn của mình khi uống rượu bia

Thứ nhất, không nên mở đầu bằng việc uống những loại đồ uống có cồn nhẹ như cocktail để “rèn luyện khả năng chịu đựng” của bạn thân. Các bác sỹ khuyến cáo, phương pháp này chỉ khiến tình trạng tồi tệ hơn.

Thay vào đó, hãy hạn chế lượng cồn tiêu thụ của bạn. Lý tưởng nhất là 2 ly đồ uống có cồn tiêu chuẩn mỗi ngày đối với nam giới và nhiều nhất 1 ly mỗi ngày cho nữ giới.

Việc uống say sẽ khiến cho cơ thể bị quá tải, vì vậy bạn nên tránh các bữa tiệc phải uống nhiều rượu bia.

Trước và trong khi uống rượu, bạn nên ăn no để bảo vệ thành dạ dày và giảm tác động của đồ uống có cồn lên cơ thể.

Những đồ ăn chứa nhiều chất béo và carbohydrat như pizza, bánh mỳ, v.v. có thể ngăn rượu bia đi vào ruột non quá nhanh, giảm tốc độ hấp thụ rượu.

Quỳnh Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính