Báo Điện tử Gia đình Mới

4 lưu ý quan trọng về uống thuốc tiểu đường, bệnh nhân cần biết để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe

Uống thuốc tiểu đường là một trong những cách điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Vậy khi nào phải uống thuốc tiểu đường để kiểm soát bệnh tốt?

Tiểu đường là gì?

Tiểu đường là bệnh lý mạn tính khá phổ biến, xảy ra khi cơ thể giảm sản xuất hay giảm đáp ứng với Insulin – hormon hạ đường huyết, khiến đường máu tăng cao. Người bệnh được chẩn đoán tiểu đường khi đường huyết cao trên 7,0 mmHg (Theo chẩn đoán của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ – ADA).

Khi nào phải dùng thuốc tiểu đường?

Rất nhiều người khi mới mắc tiểu đường đều lo lắng và không biết khi nào thì cần dùng thuốc để kiểm soát bệnh.

Các bệnh nhân tiểu đường cần nhớ các lưu ý sau về việc dùng thuốc tiểu đường để kiểm soát tốt bệnh:

Thứ nhất, không phải tất cả người bệnh tiểu đường đều phải uống thuốc tiểu đường, còn tùy thuộc vào mức đường huyết, tình trạng, thể trạng của bệnh nhân, tình hình sinh hoạt và các loại biến chứng kèm theo mà người bệnh đang mắc phải.

Thứ hai, việc uống thuốc chỉ cần thiết khi đường huyết tăng cao quá mức, người bệnh có khả năng hôn mê, cần phải hạ xuống nhanh chóng.

Thứ ba, không có câu trả lời rõ ràng về những triệu chứng của bệnh nhân báo hiệu khi nào phải uống thuốc tiểu đường, cũng không có con số về chỉ số đường huyết cố định để dựa vào đó quyết định cho bệnh nhân dùng thuốc. Quan trọng là bệnh nhân duy trì ăn uống đúng cách, tập luyện thường xuyên, theo dõi chỉ số đường huyết định kỳ và việc thêm thuốc hoàn toàn tùy theo thể chất sinh lý và sinh hoạt của bệnh nhân đó.

Thứ tư, tùy từng tình trạng, giai đoạn phát triển bệnh và thể trạng bệnh nhân tiểu đường mà bác sĩ có thể chỉ định khi nào bệnh nhân phải uống thuốc.

Không phải bệnh nhân nào mắc bệnh tiểu đường cũng cần dùng thuốc.

Không phải bệnh nhân nào mắc bệnh tiểu đường cũng cần dùng thuốc.

Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường typ 1:

Việc điều trị bằng Insulin là bắt buộc và cần được điều trị ngay từ khi phát hiện bệnh. Người bệnh được chỉ định dùng Insulin đến suốt đời.

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ:

Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng Insulin hoặc cân nhắc cho mẹ sử dụng thuốc (khi có bệnh lý nền mắc kèm). Mẹ cần tuyệt đối tuân thủ điều trị để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.

Đối với bệnh nhân tiểu đường typ 2 hay tiểu đường thứ phát:

Bệnh nhân có thể không cần dùng thuốc ở giai đoạn đầu. Giai đoạn này, bệnh mới xuất hiện, các triệu chứng còn chưa rõ ràng và ở mức độ nhẹ. Bệnh có thể được cải thiện nhờ thay đổi lối sống lành mạnh, đồng thời tránh các yếu tố nguy cơ khiến bệnh tiến triển. Bên cạnh đó, căn cứ vào mức độ bệnh và biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc mà không có triệu chứng cụ thể quyết định có dùng thuốc hay không.

Tuy nhiên, bệnh tiểu đường là bệnh mãn tính, điều trị không dùng thuốc chỉ kéo dài 3-5 năm. Sau đó, khi bệnh tiến triển và xuất hiện biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc thích hợp.

Khi bác sĩ chỉ định dùng thuốc, bệnh nhân tiểu đường cần dùng đúng liều lượng, đúng thuốc bác sĩ kê đơn, không tự ý điều chỉnh thuốc và dùng đơn thuốc của bệnh nhân khác.

Xem thêm: 5 sai lầm người bị bệnh tiểu đường hay mắc phải khiến bệnh nghiêm trọng

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO