Bà bầu uống Vitamin C: Lợi ích và rủi ro

Bình luận

Vitamin C là một dưỡng chất thiết yếu giúp hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Vậy lợi ích của vitamin C là gì? Mẹ bầu cần bổ sung bao nhiêu vitamin C?

  Lợi ích của vitamin C đối với mẹ bầu trong thai kỳ

Lợi ích của vitamin C đối với mẹ bầu trong thai kỳ

Cùng nhau tìm hiểu những thông tin dưới đây về việc bổ sung vitamin C, lợi ích, tác dụng phụ nếu thừa vitamin C và thực phẩm chứa nhiều vitamin này.

Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic, rất có lợi cho chế độ dinh dưỡng thai kỳ của bạn. Nó là một loại vitamin tan trong nước cần thiết để tạo collagen, hỗ trợ các mạch máu, sụn, gân và xương.

Lợi ích của Vitamin C

Bà bầu uống Vitamin C: Lợi ích và rủi ro 1

Vitamin C là dưỡng chất thiết yếu chúng ta cần bổ sung hàng ngày và mang thai cũng không ngoại lệ. Hơn nữa, nó có sẵn tự nhiên và phong phú trong rất nhiều loại rau và trái cây có múi. Lợi ích của vitamin C bao gồm:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch đến phòng chống ung thư
  • Chống virut cúm và cảm lạnh
  • Tăng khả năng hấp thụ sắt và các dưỡng chất khác
  • Giảm nguy cơ đục thủy tinh thể
  • Giúp cải thiện quá trình chữa lành vết thương
  • Thúc đẩy sự hình thành collagen- là thành phần chính của các mô liên kết. Giúp các cơ quan của em bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh
  • Giúp da khỏe mạnh, xương phát triển đúng cách và chống lại nhiễm trùng

Mẹ bầu cần bổ sung bao nhiêu vitamin C?

Việc điều chỉnh lượng vitamin C của một người rất quan trọng. Đối với phụ nữ, lượng tiêu thụ vitamin C là 65-75 miligam mỗi ngày. Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 80-85mg vitamin C mỗi ngày. Chỉ số này tăng lên 115-120mg mỗi ngày với những bà mẹ cho con bú.

Dấu hiệu thiếu vitamin C

Việc nhận biết dấu hiệu thiếu vitamin C có thể mơ hồ nhưng vẫn có một số dấu hiệu tồn tại. Tự chữa lành vết thương chậm, hệ miễn dịch yếu, các khớp bị viêm, nướu sưng hoặc chảy máu là dấu hiệu của thiếu hụt vitamin C. Nếu trường hợp hiếm, việc thiếu hụt vitamin C nghiêm trọng có thể gây ra bệnh Scurvy.

Tác dụng phụ của việc thừa vitamin C trong thai kỳ

Bà bầu uống Vitamin C: Lợi ích và rủi ro 2

Mỗi người sẽ có chỉ số tiêu thụ lượng vitamin C khác nhau. Trong suốt thai kỳ, các mẹ bầu nên bổ sung khoảng 80-85 miligam vitamin C.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ bổ sung vitamin C vượt mức có thể làm tăng nguy cơ sinh non. Cũng có một số báo cáo về việc em bé bị bệnh scurvy do các bà mẹ bổ sung vitamin C quá mức.

Vì vitamin C là một loại vitamin tan trong nước, nó không được lưu trữ trong cơ thể chúng ta và bất kỳ lượng dư thừa nào đều được bài tiết. Tuy nhiên, điều quan trọng phải nhớ rằng không nên tiêu thụ liều lượng quá cao (> 2000 miligam). Nó có thể gây ra một số tác dụng phụ cho mẹ bầu. Dưới đây là một vài tác dụng phụ của quá liều vitamin C trong thai kỳ:

  • Bệnh tiêu chảy
  • Sỏi thận
  • Chuột rút bụng
  • Nguy cơ huyết áp cao cho mẹ

Một mối quan tâm khác của bà bầu là, quá nhiều vitamin C có thể gây sảy thai không?

Mặc dù đã có những trường hợp phụ nữ bị sảy thai, nhưng không có bằng chứng khoa học nào cho thấy đây là do Vitamin C. Mang thai là thời điểm phụ nữ cần bảo vệ cơ thể và một lượng đủ chất dinh dưỡng lành mạnh này có thể giúp cải thiện cho các vấn đề như tăng khả năng miễn dịch.

Vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen và cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của em bé. Cách tốt nhất để bổ sung vitamin C là ăn các loại trái cây và rau củ giàu vitamin C trong chế độ ăn uống hàng ngày. Lưu ý rằng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ dưỡng chất bổ sung nào.

Những loại thực phẩm tự nhiên giàu vitamin C cho mẹ bầu?

Việc bổ sung vitamin C thông qua các thực phẩm hàng ngày là tốt nhất. Một số loại thực phẩm cung cấp vitamin C tốt nhất cho bà bầu như: Cam, Bông cải xanh, Dâu tây, Ớt xanh, Ớt chuông đỏ, Kiwi, Dứa

Bạn đang xem bài viết Bà bầu uống Vitamin C: Lợi ích và rủi ro tại chuyên mục Mang thai của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].
Ngọc Diệp