Dưới đây sẽ là toàn bộ thông tin về ăn cà tím có an toàn không, lợi ích của nó và tác dụng phụ đối với bà bầu.
Ăn cà tím khi mang thai có an toàn không?
Ăn cà tím khi mang thai là an toàn nhưng với số lượng vừa phải. Nó chứa chất xơ, folate và kali có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, bạn nên tránh ăn nó thường xuyên vì cà tím là thực phẩm sinh nhiệt, gây ra dị ứng và có thể không an toàn nếu bạn ăn quá nhiều.
Giá trị dinh dưỡng của cà tím
Cà tím chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol. Nó là một nguồn giàu chất xơ, vitamin K, thiamin, folate, pyridoxine, kali, phốt pho và magie.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, khoảng 100g cà tím chứa 3g chất xơ, 229mg kali, 14mg magie và 24mg phốt pho.
Thành phần vitamin là khoảng 0,039mg thiamin, 22mcg folate và 3,5mcg vitamin K.
Lợi ích của cà tím khi mang thai
- Ngăn ngừa dị tật bẩm sinh
Folate rất quan trọng cho sự phát triển của não và khả năng nhận thức ở trẻ. Nó làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và giúp phát triển các tế bào hồng cầu.
- Điều chỉnh bệnh tiểu đường thai kỳ
Cà tím kiểm soát sự gia tăng nồng độ đường và do đó kiểm soát lượng đường trong máu của bạn khi bạn bị tiểu đường thai kỳ.
- Hỗ trợ tiêu hóa
Chất xơ trong cà tím giúp giảm táo bón và cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng. Nó làm giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ hoặc hội chứng ruột kích thích.
- Bảo vệ tế bào khỏi tổn thương
Vỏ cà tím cóc chứa một chất gọi là nasunin. Chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào cơ thể khỏi tổn thương gốc tự do. Nó cũng ngăn ngừa sự tích tụ của sắt dư thừa, có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư.
- Giảm mức cholesterol xấu
Ăn cà tím giúp làm giảm cholesterol có hại và tăng mức cholesterol tốt trong máu, do đó giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh.
- Kiểm soát huyết áp
Nếu bạn bị tăng huyết áp khi mang thai thì cà tím có thể giúp ích. Bioflavonoid có trong cà tím làm giảm thiểu tăng huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch và có thể ngăn ngừa nguy cơ biến chứng sức khỏe khi mang thai.
Tác dụng phụ của ăn cà tím quá nhiều
Bạn nên ăn cà tím ở mức vừa phải vì với số lượng lớn nó có thể gây ra một số tác dụng phụ.
- Cà tím chứa phytohormone có đặc tính kích thích kinh nguyệt. Ăn quá nhiều có thể gây ra chuyển dạ.
- Nó cũng có thể kích hoạt các phản ứng dị ứng ở môi, cánh tay, tiêu chảy, nổi mề đay, đau dạ dày và ho.
- Cà tím sống hoặc chưa nấu chín có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa và dị ứng.
Những lưu ý khi chọn cà tím
- Chọn cà tím nhỏ vì chúng tươi và ngon hơn.
- Vỏ cà tím phải mịn màng và sáng bóng.
- Tránh những quả có vết cắt, nhăn vỏ hoặc màu không đồng đều.
- Rửa chúng thật kỹ trước khi nấu để tránh vi khuẩn hoặc ký sinh trùng trên vỏ.
- Nấu cà tím thật kỹ vì chưa nấu chín có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
Cà tím tươi, mềm và rất ngon miệng, được nấu theo nhiều cách. Các chuyên gia y tế không khuyên bạn nên tránh ăn cà tím khi mang thai, nhưng tốt nhất là nên ăn với số lượng vừa phải để ngăn ngừa bất kỳ tác dụng phụ nào.