Giá trị dinh dưỡng của quả nhãn
Nhãn có vị ngọt, dễ ăn, có thể ăn quả tươi, khô hoặc chế biến thành những loại đồ uống, thức ăn đa dạng.
Quả nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng, giàu protein, đường thiên nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như: vitamin C, B1, PP, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ, chất xơ, có lợi cho hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn…
Bà bầu ăn nhãn được không là thắc mắc của nhiều người
Trong 100g nhãn tươi (cùi nhãn) chứa : 86,3g nước - Năng lượng: 48 Kcal ( 285kcal/100g nhãn khô), Protein: 0,9g, Lipid: 0.1g, Glucid (Carbohydrate): 10,9g (65.9g/100g nhãn khô), Celluloza (Fiber): 1,0g, Calci (Calcium) 21 mg, Sắt (Iron): 0,40 mg, Magiê (Magnesium): 10 mg, Mangan (Manganese): 0,1mg, Phospho (Phosphorous): 12mg, Natri (Sodium): 26mg, Kẽm (Zinc): 0,29 mg, Đồng (Copper): 150 mg, Vitamin C (Ascorbic acid): 58 mg, Vitamin B1 (Thiamine): 0,03mg, Vitamin B2 (Riboflavin): 0,14mg, Vitamin PP (Niacin): 0,3 mg.
Theo Đông y, quả nhãn mùi thơm vị ngọt, thuộc tính ôn nhiệt, có chức năng bổ ích tâm tỳ, dưỡng cơ ích khí, dưỡng huyết an thần, rất được ưa chuộng.
Bà bầu ăn nhãn được không?
Bà bầu ăn nhãn được không là thắc mắc của nhiều người. Trong long nhãn có sacaroza, glucoza, protein, axit tatric, chất béo, sinh tố A, B. Các men amylaza, peroxitdaza… Long nhãn được y học cổ truyền sử dụng dưới nhiều dạng như thuốc sắc, thuốc cao, thuốc hoàn, rượu thuốc… riêng rượu thuốc có thể ngâm phối hợp với các vị thuốc khác để bồi bổ cơ thể, chống mất ngủ, suy nhược thần kinh. Tuy nhiên, người ở thể hỏa vượng, cao huyết áp, tiểu đường không nên dùng và phụ nữ đang mang thai không nên ăn nhiều.
Theo các chuyên gia sức khỏe, bà bầu có sức khỏe yếu, hay nóng trong người hoặc bị táo bón, miệng đắng, không nên ăn nhãn, đặc biệt khi mang thai 7-8 tháng. Bà bầu ăn nhãn có thể gây sảy thai. Bởi bà bầu ăn nhãn có thể gây nóng trong, đau bụng, chảy máu, thậm chí tổn thương thai khí, dẫn tới sảy thai. Phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7-8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn.
Đối với những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ hoặc bị mắc bệnh huyết áp thì cũng không nên ăn nhãn. Nhãn chứa hàm lượng đường khá cao, do vậy, bà bầu ăn nhãn có thể làm tăng lượng đường cho cơ thể, gây tăng cân. Tiêu thụ 300 g nhãn tương đương với 1,5 bát cơm bạn ăn mỗi ngày, vì thế bà bầu ăn nhãn có thể làm các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Quả nhãn rất tốt cho mẹ sau sinh
Bà bầu không nên ăn nhãn trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên đối với sản phụ sau sinh mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt.
Bà bầu không nên ăn nhãn trong suốt thời kỳ mang thai. Tuy nhiên đối với sản phụ sau sinh mà ăn nhãn hoặc uống nước nhãn thì lại rất tốt. Theo đó, sản phụ sau khi sinh, nếu có xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi, mạch nhỏ lưỡi nhạt, đó là hiện tượng huyết hư khí thoát, có thể ăn cháo nóng nấu với nhãn, nhân sen, hồng táo và gạo nếp, sẽ có tác dụng ích khí bổ huyết rất tốt.
Nếu mẹ sau sinh có hiện tượng phù nhẹ, có sức khỏe yếu hãy hấp nhãn với sâm hoặc hầm gà với một chút nhãn.
Mai ChiBạn đang xem bài viết Bà bầu ăn nhãn được không, ăn bao nhiêu là tốt cho sức khỏe mẹ và bé? tại chuyên mục Cẩm nang của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].