Dưới đây là bảng tăng trưởng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ em 1 tháng tuổi và bảng tăng trưởng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái 1 tháng tuổi giúp bố mẹ có thể đánh giá chuẩn xác nhất thể trạng của trẻ em.
Để có đánh giá chuẩn xác nhất thể trạng của trẻ, bố mẹ cần nắm tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng của bé trai, bé gái gồm 5 chỉ số: Suy dinh dưỡng, nguy cơ suy dinh dưỡng, phát triển bình thường, nguy cơ béo phì, béo phì và chỉ số chiều cao tối thiểu bé cần đạt.
Dưới đây là bảng tăng trưởng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bảng tăng trưởng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái do các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng nhi khoa cung cấp:
Khi mới sinh, trẻ em có chiều cao khoảng 50cm. Trong 12 tháng đầu đời trẻ em tăng trung bình 25 cm, hai năm tiếp theo mỗi năm trẻ phát triển thêm 10 cm. Theo nhiều nghiên cứu khoa học đã nghỉ ra rằng, chiều cao khi trẻ em 2 tuổi bằng ½ chiều cao tối đa khi trẻ trưởng thành.
Điều này cho thấy, cha mẹ có thể dự đoán được chiều cao của bé trai và bé gái trong tương lai khi con 2 tuổi. Ví dụ nếu bé trai 2 tuổi cao 86,4 cm thì trưởng thành bé trai sẽ đạt chiều cao khoảng 1,72m.
Trong quá trình phát triển chiều cao của trẻ em, từ 0- 3 tuổi thường được ví như giai đoạn vàng phát triển chiều cao của trẻ, còn từ khi trẻ lên 4 – 5 tuổi thì lúc này tốc độ tăng chiều cao của trẻ chậm hơn một chút với mức khoảng 5cm. Tuy nhiên, đây là thời điểm trẻ em có sự phát triển mạnh mẽ nhất về xương, cơ, sụn và hệ thần kinh. Ngoài ra, chiều cao tỉ lệ thuận với trí tuệ nên những trẻ có chiều cao nhỉnh hơn thường thông minh hơn, hiếu động hơn và khoẻ mạnh hơn. Do đó, cha mẹ thường chú trọng phát triển chiều cao của trẻ em cũng là một trong những bí quyết kích thích sự phát triển trí não của trẻ.
Chiều cao của trẻ em được thừa hưởng 60% từ cha mẹ. Vậy ngoài yếu tố di truyền ra, còn có những nhân tố nào gây ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ em nữa?
Tầm vóc của trẻ không ngừng phát triển cũng làm tăng số lượng tế bào trong tổ chức cơ cấu tạo nên tổ chức cơ thể, nhất định phải hấp thu một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng từ bên ngoài, nhất định phải đủ protein và nhiệt lượng.
Ngoài ra, chiều cao cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào sự phát triển của bộ xương, mà sự phát triển của bộ xương thì ngoài protein ra còn rất nhiều các loại muối vô cơ có liên quan, trong đó có vitamin D, canxi, photpho, kẽm là quan trọng hơn cả, đảm bảo cho bé có một chiều cao lý tưởng.
Các loại bệnh tật bẩm sinh và thứ phát sau khi sinh như bệnh đau tim bẩm sinh, hen suyễn, đau dạ dày… cũng đều là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển của chiều cao của trẻ em.
Tập luyện thể dục thể thao là nhân tố quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của bộ xương trẻ. Những đứa trẻ tích cực tham gia hoạt động thể thao thường cao hơn một chút so với những đứa trẻ không thích hoặc lười vận động.
Cha mẹ cần khuyến khích và tạo điều kiện cho trẻ vận động, tập luyện các môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, chơi cầu lông, đi xe đạp, bơi lội...
Nếu trẻ không thường xuyên được tiếp xúc với ánh nắng, cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sỹ để sử dụng một chế phẩm vitamin D phù hợp cho cơ thể trẻ.
Tình trạng giấc ngủ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chiều cao của trẻ em
Não bộ là bộ phận vô cùng quan trọng giúp đảm bảo cho trẻ sự phát triển bình thường và ổn định về mọi mặt, đặc biệt ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chiều cao của trẻ.
Xem thêm: