Tôi sợ hãi mỗi lần chồng đi công tác trở về với mẹ con tôi

Từ khi yêu đến bây giờ do đặc thù công việc của chồng trung bình khoảng 1 tháng anh về nhà 4 ngày. Nhiều khi tôi chỉ mong anh ấy đi công tác thôi, khác hẳn với trước đây tôi mong mỏi đếm từng ngày anh ấy về.

Tôi năm nay 34 tuổi là công chức nhà nước, hiện có chồng và 2 con trai đứa 6 tuôi và 10 tuổi, sinh sống tại Hà Nội. Tôi cưới chồng được 11 năm (chồng tôi hơn tôi 8 tuổi).

Từ khi yêu đến bây giờ do đặc thù công việc của chồng trung bình khoảng 1 tháng anh về nhà 4 ngày. Khoảng 1 năm về đây tôi và chồng thường có những xích mích, cãi vã mỗi khi anh ấy về. Nhiều khi tôi chỉ mong anh ấy đi công tác thôi, khác hẳn với trước đây tôi mong mỏi đếm từng ngày anh ấy về.

Chuyện cãi vã xãy ra chỉ là cách dạy con cái trong sinh hoạt hàng ngày. Tôi đi làm sáng từ 7 giờ, chiều 6 giờ 30' có mặt ở nhà (công việc cũng chiếm khá nhiều thời gian của tôi).

Con trai lớn của tôi rất cá tính, thi thoảng bị cô giáo phàn nàn, chồng tôi về thấy con ăn ở, sinh hoạt học hành chưa quy củ, chồng tôi lằn nhằn mắng vợ chửi con... (Tôi có cảm giác như anh ấy đòi hỏi tôi phải chăm sóc gia đình nhiều hơn: Bố mẹ chồng, con cái...) mà tôi thấy mình cũng đã cố gắng rất như đưa con đi học, dạy con học,.. 

Tôi đã làm dâu được 11 năm nhưng cũng chưa có mâu thuẫn gì lớn với bố mẹ chồng (Ông bà năm nay 78 và 77 tuổi). Tôi cảm nhận bố mẹ chồng tôi là một người tốt.

Xem thêm

Nhiều lúc cãi vã, chồng tôi buông lời xúc phạm, ngoa ngoắt, rất nặng nề. Tôi thấy chồng tôi rất vô lí: Ví dụ như chuyện tôi được cơ quan đề xuất vào Hội Đồng Nhân Dân phường nhiệm kì 2011- 2020 (Tôi biết tôi khó mà trúng cử vì tôi đại diện cho khối cơ quan) sau khi đi tiếp xúc cử chi tại phường (bố chồng tôi có dự) ngày hôm sau tôi nhận cuộc điện thoại của chồng tôi anh ấy chửi bới xưng mày- ta. Tôi thấy vô lí quá. 

Anh ấy dò xét tài chính của tôi mặc dù tôi không hề giữ tiền riêng cho cá nhân tôi. Tôi nghĩ lương tôi cũng không phải nhiều, chi tiêu sinh hoạt như ăn sáng, đóng học cho đứa thứ 2, hoặc mua sách vở, học thêm, thi thoảng đi chợ,... (Chồng đóng học cho đứa con thứ nhất).

Trước đây tôi nghĩ do anh ấy bị bệnh tiểu đường, nhà có một mình anh là con trai, bố mẹ lớn tuổi, con còn nhỏ anh ấy lo lắng cho gia đình nên đòi hỏi tôi phải trưởng thành nhiều hơn. Trong công việc của tội anh ấy cũng luôn sát cánh giúp đỡ tôi.

Nhưng bây giờ tôi cảm thấy ngột ngạt vô cùng, thâm chí anh ấy đi công tác tôi còn chẳng muốn nghe điện thoại (Tôi mà muốn quan tâm tới ai nếu tôi thực sự tháy thoải mái tôi mới làm được). Tôi cũng không bao giờ nghĩ đến việc ly hôn hay cặp bồ bịch vì tôi nghĩ vợ chồng tôi có vấn đề gì cũng chỉ khổ con.

Trong lúc dậy con tôi thường cáu gắt, đôi lúc đánh con rất đau. Xong tôi thây hối hận nhưng tôi sợ không uốn nắn con về chồng tôi lại cằn nhằn vợ chồng lại cãi nhau. Tôi cảm giác như chồng tôi muốn tôi phải làm tròn bổn phận hiếu thảo với bố mẹ chồng, là người mẹ tốt (Dạy con, chăm lo cho con..) mặc dù 2 đứa con tôi ăn uống ngủ nghỉ rất tốt ai cũng khen tôi mát tay... 

Tôi muốn tìm một giải pháp, một cách nghĩ tích cực hơn để có cách tốt nhất khi ứng xử và dạy con tôi. Tôi thấy mỗi khi dạy con tôi nghĩ đen những lời nói của chồng tôi, tôi sợ con hư, không ngoan chồng nói tại mẹ, tôi lại như một con điên thật sự thấy mình bế tắc. Hay do vợ chồng tôi chênh lệch tuổi tác?

Chào bạn,

Phần nào tôi chia sẻ và hiểu những điều bạn đang phải trải qua. Áp lực từ công việc và gia đình, kinh tế... khiến cho bất kì một người vợ, người mẹ nào trong gia đình cũng phải suy nghĩ và có kế hoạch.

Công việc của bạn đã chiếm hầu như hết thời gian của bạn, về nhà tối lại lo cơm nước cho gia đình, con cái, sinh hoạt và ăn uống cho con. Để thời gian dành cho bản thân có khi cũng còn không có. Vậy mà chồng lại không hiểu, bên cạnh đó lại có những thái độ như không thông cảm, không chỉa sẻ với mình.

Bạn nói bạn đã kết hôn được 11 năm và thành quả là 2 cháu trai, trước đây thì bạn thấy rằng gia đình rất hạnh phúc và mọi thứ ẫn ổn đúng không?

Nhưng thời gian 1 năm trở lại đây chồng bạn lại trở nên khác hẳn đi về thái độ và sự thông cảm. Đáng lẽ là thời gian anh ấy về ít như vậy thì chia sẻ được với vợ con được gì thì chia sẻ, không thì cũng hỗ trợ các con mới là đúng.

Có những lúc anh ấy hoạch họe về kinh tế và dạy dỗ con với bạn, bạn cảm thấy áp lực về những điều đó, thậm chí anh còn nói những lời nặng với bạn khi con trai mình bướng bỉnh. Sự bướng bỉnh đó một phần là do tâm sinh lý lứa tuổi,, bạn cần nói rõ với anh ấy những điều này.

Một mình bạn ở nhà vừa lo toan công việc xã hội vừa việc nhà, con cái, không phải ai cũng làm như thế được trong khi chồng không bên cạnh hỗ trợ.

Khi bạn đi tiếp xúc cử tri tại đia phương về việc được cơ quan đề xuất vào Hội Đồng Nhân Dân phường nhiệm kì 2011-2020, chồng bạn lại gọi điện bày tỏ thái độ, một phần vì anh ấy thấy bạn phấn đấu và sẽ hơn anh ấy chăng? Người đàn ông thường thì họ không muốn vợ mình hơn họ, một phần có thể anh ấy nghĩ bạn chỉ tập trung lo việc thiên hạ và không lo cho con cái và gia đình tốt.

Mỗi lần chồng bạn về thì anh lại bắt đầu với những điệp khúc và con cái, co hư tại mẹ rồi chăm lo không tốt... những điều này đã tạo áp lực về bạn, mỗi khi con trai bướng hay làm bạn không hài lòng bạn lại giận cá chém thớt lên bé.

Bạn sợ khi con không ngoan về chồng lại đỗ lỗi tại bạn, từ những áp lực đó làm cho bạn mệt mỏi, căng thẳng, không thấy thoải mái. Chính vì vậy mà việc chồng về cũng thấy không vui vẻ gì, bởi mỗi lần về lại chuẩn bị những bài thuyết giảng không đáng có kia.

Bạn cũng nên hỏi và chia sẻ với anh ấy xem ở cơ quan công việc của anh thế nào, có vấn để gì không, bận không chẳng hạn,vv... để xem những cơn bực tực mà anh ấy hay gây với mình gần đấy có phải xuất phát từ đó không.

Ngoài ra hỏi dò từ bạn bè đồng nghiệp của anh ấy xem có chuyện gì không? Trách nhiệm của những người vợ, người mẹ là rất lớn. Bạn phải gành trọng trách rất lớn. 

Ngoài ra bạn đã từng nghĩ hay nghi ngờ anh ấy có mối quan hệ ngoài chưa, khi người đan ông ở xa vợ con họ có thể thiếu thốn tình cảm, việc gặp gỡ và nảy sinh tình cảm rất có thể. Khi đó họ thường có sự so sanh giữa vợ với người đó, về nhà hay cáu giận vô cớ với vợ, tình cảm vợ chồng đi xuống. Bạn cũng nên kiểm chứng lại phần này về những biểu hiện ngoại tình xem. 

Đối với con trẻ thì la mắng nhiều khi có tác dụng nhưng nhiều khi thì là số 0, bạn lại phải đóng vai trò là nhà tâm lý hiểu về sự phát triển theo giai đoạn của con, khéo léo nói cho con hiểu và phải rất kiên trì. 

Bạn xem xét xem có thể nói thẳng thắn một cách kheo léo với anh ấy về những công việc cơ quan và cách chăm sóc, dạy dỗ con cái ở nhà không hề đơn giản, tâm sinh lý lứa tuổi của đang con thay đổi mỗi ngày...để cả hai thoải mái hơn.

Nếu bạn không nói thì anh ấy được nước sẽ lấn tới, bản thân bạn cứ bị dồn nén và uất ức không nói được, đến một ngày nào đó sẽ nổ tung ra, khi đó nó còn khó giải quyết hơn rất nhiều. 

Chúc bạn và gia đình luôn hạnh phúc!

Chuyên gia tâm lý Thành Văn 

Xem thêm