Người xưa có câu: “Đàn ông sợ tháng 8, đàn bà lo tháng chạp”, vì sao lại như vậy?

Người xưa vẫn thường có câu: Đàn ông sợ tháng 8, đàn bà lo tháng chạp, vì sao phải lo sợ 2 tháng này?

Đàn ông sợ tháng Tám

Vào tháng 8 âm lịch hàng năm, ở vùng phía Bắc Trung Quốc chính là mùa thu hoạch, trọng tâm rơi vào khoảng tiết Thu Phân. Trong xã hội xưa, lương thực được xem là một trong những vấn đề sống còn, liên quan mật thiết đến đời sống con người. Việc thu hoạch của một năm có tốt hay không sẽ phụ thuộc vào những mùa gặt.

Mùa gặt là thời gian bận rộn nhất năm - đặc biệt đối với đàn ông - người lao động chính, trụ cột của gia đình. Chưa kể, thời xưa máy móc và công nghệ canh tác tiên tiến còn chưa có, người dân chỉ có thể tự dựa vào sức lực của bản thân để chăm lo hết mọi việc trong những ngày mùa.

Câu nói “Đàn ông sợ tháng Tám” không có nghĩa là những người đàn ông này lười biếng, sợ phải lao động. Câu nói này không theo hiểu theo nghĩa đen mà nên ngẫm nghĩ theo nghĩa sâu xa hơn. Đây chính là phép hoán dụ cho lòng tin, sự chờ đợi, có phần hồi hộp và lo lắng cho khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm; thể hiện ước mơ về một mùa màng bội thu.

Người xưa có câu: “Đàn ông sợ tháng 8, đàn bà lo tháng chạp”, vì sao lại như vậy?

Đàn bà lo tháng Chạp

Tháng Chạp chính là tháng 12 âm lịch - tháng cuối cùng của năm. Theo phong tục cổ tại Trung Hoa, việc chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên Đán rất nhiều công đoạn, thường bắt đầu từ ngày mùng 8 tháng Chạp. Vì vậy mà người xưa mới có câu rằng: “Đàn bà lo tháng Chạp”.

Nếu đàn ông bận rộn nhất vào khoảng thời gian mùa màng tháng 8 thì phụ nữ lại nhiều công nhiều việc vào thời điểm cuối năm. Để chào đón năm mới, người phụ nữ sẽ phải tất bật rất nhiều công việc, từ dọn dẹp nhà cửa, thắp hương, đóng ấn, cúng lễ cho đến viết câu đối Tết, mua đồ Tết, may vá quần áo… Việc chuẩn bị Tết thường kéo dài suốt nhiều tháng, gần như không có ngày nghỉ.

Hầu hết mọi công việc trong gia đình đều do các bà nội trợ đảm nhiệm nên họ rất bận rộn vào những ngày cuối năm.Ngoài ra, tháng mười hai âm lịch cũng tương đối lạnh, phụ nữ làm việc gì cũng vất vả hơn trong khí hậu này. Vì vậy người ta thường nói vui: “Phụ nữ sợ tháng mười hai âm lịch” thực chất là một kiểu ca ngợi sự chăm chỉ của phụ nữ.

Chỉ bằng một câu nói cũng đã đủ thấy được kinh nghiệm sống phong phú của người xưa.

Tuệ An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan