Ly hôn thuận tình có cần hòa giải không, vắng mặt thì giải quyết thế nào?

Ly hôn thuận tình có cần hòa giải không là điều được nhiều người quan tâm. Dưới đây là thông tin hữu ích về ly hôn thuận tình để bạn tham khảo.

Ly hôn thuận tình có cần hòa giải không, vắng mặt thì giải quyết thế nào?
Xem thêm

Ly hôn thuận tình có cần hòa giải không?

Trên thực tế, trong các vụ yêu cầu ly hôn thì hòa giải là thủ tục không thể thiếu. Đối với trường hợp ly hôn thuận tình, việc hòa giải có thể có hoặc không áp dụng tùy thuộc vào tình huống cụ thể.

Thủ tục hòa giải bao gồm: Hòa giải tại cơ sở và hòa giải tại tòa án.

- Hòa giải tại cơ sở

Trong điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có ghi rõ:

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầy ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở”.

Thông thường, hòa giải ở cơ sở sẽ được tiến hành trong phạm vi gia đình, xã, phường, thị trấn hay cơ quan làm việc của cả hai vợ chồng.

- Hòa giải tại Tòa án

Khác với thủ tục hòa giải tại cơ sở, hòa giải tại Tòa án là điều bắt buộc và không có sự phân biệt giữa ly hôn đơn phương hay thuận tình ly hôn.

Việc hòa giải này cũng thể hiện được tính tránh nhiệm cao của những người có thẩm quyền xét xử, đề cao việc tạo điều kiện cho đương sự trình bày, chia sẻ, viết lời khai trước những người có quyền ra quyết định ly hôn.

Trong điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có ghi:

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự”.

Trước khi hòa giải, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, gia đình để từ đó xác định nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn đồng thời đưa ra phương án hòa giải phù hợp.

Trong quá trình hòa giải, Thẩm phán sẽ phân tích, giải thích cho cả hai vợ chồng hiểu về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, nghĩa vụ với con từ đó gắn kết hai vợ chồng.

Trường hợp hòa giải thành công, Thẩm phán sẽ lập biên bản hòa giải thành và đình chỉ giải quyết vụ án. Ngược lại, nếu không hòa giải thành công thì Thẩm phán sẽ tiếp tục mở phiên tòa xét xử.

Ly hôn thuận tình nhưng vắng mặt có được giải quyết không?

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, vợ chồng muốn ly hôn có thể nộp đơn tại TAND cấp huyện nơi vợ hoặc chồng đang cư trú, làm việc để được giải quyết.

Trong trường hợp 1 trong 2 người không thể đến thì hoàn toàn có thể làm đơn để xin Tòa án xét xử vắng mặt. Điều này được quy định rõ trong Điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

"Điều 228. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa

Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này".

Ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả vợ và chồng khi đã thỏa thuận được những vấn đề liên quan đến quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản ...

Tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có ghi:

"Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn".

Thanh Hương/giadinhmoi.vn

Tin liên quan