Ho là nỗi ám ảnh của rất nhiều người đặc biệt là ho về đêm. Vì thế, khi thấy trẻ ho kéo dài cùng một số biểu hiện sau thì cần đặc biệt theo dõi sức khỏe và đến bác sĩ thăm khám sớm tránh biến chứng.
PGS TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ho là hiện tượng thường gặp ở trẻ mỗi khi sức khỏe có vấn đề. Song khi con bị ho, cha mẹ thường xử trí theo 2 cách:
Một số cha mẹ quá sốt sắng, lo lắng quá mức nên con chỉ vừa húng hắng ho đã đi mua đủ các loại thuốc về cho con uống để chặn trước bệnh.
Thậm chí, không ít cha mẹ còn tự ý mua thuốc kháng sinh về điều trị cắt cơn ho cho con với suy nghĩ “phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”. Và chính lối suy nghĩ này đã dẫn đến điều trị sai cách, làm bệnh của trẻ diễn biến phức tạp, thậm chí gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở trẻ, gây khó khăn cho việc điều trị bệnh sau đó.
Một trường phái khác là cha mẹ quá bận rộn công việc, không có thời gian chăm sóc con, phó mặc con cho ông bà, người giúp việc nên không rõ tình trạng sức khỏe của con, chủ quan không cho con đi thăm khám và điều trị kịp thời vì tan làm về nhà thấy con vẫn chơi, vẫn ăn, không sốt…
Nhưng cha mẹ phải nhớ rằng, khi trẻ ho nhiều về đêm, ho dai dẳng thì không thể chủ quan được vì nó có thể là một dấu hiệu tình trạng bệnh lý nào đó đang tiến triển. Cụ thể,
Ho cảm lạnh
Vào thời điểm giao mùa cuối năm ở miền Bắc, hiện tượng ho kéo dài cả tuần rất có thể do trẻ bị cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, ho do cảm lạnh thường là ho khan. Trong một số trường hợp thì thấy có ho khạc ra đờm nhầy và hiện tượng này có thể kéo dài hơn, nhưng sau đó các triệu chứng sẽ dần biến mất.
Nguyên nhân của tình trạng này là do virus cảm lạnh kích thích dây thần kinh ở đường dẫn khí dẫn đến ho kéo dài. Trong trường hợp này, cha mẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho bé, cho bé uống nhiều nước rồi bé sẽ tự khỏi trong vài ngày.
Điều trị :Đối với ho do virus không có thuốc điều trị, việc sử dụng kháng sinh cũng không có tác dụng điều trị bệnh. Vì thế, việc vệ sinh mũi họng sạch sẽ trước khi đi ngủ sẽ giảm dần triệu chứng. Cùng với đó, có thể sử dụng siro/viên ngậm ho Bổ phế Nam Hà KD có thành phần là cây Bách Bộ. Bởi hoạt chất có trong cây Bách Bộ có tác dụng làm giảm hưng phấn của trung tâm hô hấp, ức chế phản xạ ho do đó làm giảm ho ho khan, ho có đờm hiệu quả mà không gây tác dụng phụ nên an toàn dùng cho cả người già và trẻ em từ 3 tuổi trở lên
Ho kèm chảy dịch mũi sau
Nếu ho kéo dài trên 1 tuần, trẻ có thể bị chảy dịch từ mũi sau mãn tính do chất nhầy tích tụ trong các xoang và chảy xuống cổ họng, tạo ra một cảm giác kích thích gây nên ho. Người bệnh cũng có thể bị chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi (dị ứng hoặc các triệu chứng cảm lạnh kéo dài) và viêm họng.
Điều trị: Để giảm tình trạng này, bạn nên rửa mũi bằng nước muối thường xuyên hoặc thuốc xịt mũi dạng phun sương như Coldi- B có tác dụng vừa vệ sinh được mũi sâu và sạch nhưng thuốc đó cũng có thành phần làm giảm tiết dịch niêm mạc mũi chảy xuống họng sẽ tránh được gây viêm họng nặng. Từ đó, hạn chế và giảm thiểu sổ mũi về đêm cũng như các cơn ho.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến màu sắc của chất nhầy như: ho ra đờm màu vàng hoặc màu xanh là do mắc bệnh nhiễm trùng như viêm xoang. Trong trường hợp đó, bạn cần dùng kháng sinh.
Ho kèm theo khó thở hoặc thở khò khè
Đặc trưng của trẻ mắc bệnh hen suyễn là các triệu chứng như thở khò khè và khó thở. Nhưng một trẻ bị bệnh hen suyễn có thể xuất hiện triệu chứng ho dai dẳng và thường nặng hơn vào ban đêm, trong hoặc ngay sau khi vận động, khi hít không khí lạnh hoặc khi tiếp xúc chất gây dị ứng, giống như lông vật nuôi hoặc phấn hoa.
Điều trị: Bác sĩ kiểm tra hơi thở để chẩn đoán hen suyễn hoặc sử dụng thuốc xịt, thuốc hít (theo chỉ định của bác sĩ) 2 lần/ngày trong một vài tuần để giảm ho.
Ho kèm nôn trớ
Trường hợp trẻ ho về đêm và kèm theo nôn trớ nhiều, nhưng không sốt thì đó có thể là biểu hiện của trào ngược dịch dạ dày. Cơn ho thường xuất hiện sau bữa ăn, khi ngủ, hoặc vào buổi sáng...
Điều trị: Để giảm tình trạng GERD, trẻ khi ngủ cần phải kê cao đầu, hạn chế ăn quá no gần giờ đi ngủ
Viêm phổi
Ho có thể báo hiệu một căn bệnh nghiêm trọng hơn là bệnh viêm phổi. Viêm phổi phát triển khi bệnh nhiễm trùng hô hấp lan đến phổi gây khó thở và ho. Tình trạng này có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân trong một vài ngày. Nếu trẻ ho, sốt, khó thở, thở nhanh, tím tái, rút lõm lồng ngực… là dấu hiệu viêm phổi nặng, cần đưa trẻ đi thăm khám ngay lập tức.
Điều trị: Chụp X-quang để chẩn đoán bệnh viêm phổi chính xác. Khi xác định đúng bệnh viêm phổi thì cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Bệnh ho gà
Bệnh ho gà rất dễ lây và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, thậm chí ngay cả khi con bạn đã được tiêm phòng.
Điều trị: Nếu ho trong 3 tuần, uống kháng sinh có thể làm giảm triệu chứng, tránh lây lan vi khuẩn cho người khác bởi ho gà là bệnh nhiễm trùng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong ở trẻ em
Ngoài ra, trường hợp trẻ ho kèm theo có co thắt, mỗi lần ho bé tím tái lại thì có thể cơ thể có dị vật gì đó trên đường thở, cũng cần ngay lập tức phải đưa trẻ đến bệnh viện.
Còn ho kèm nhiều đờm, trong ngực nghe tiếng rên rít thì là biểu hiện của viêm phế quản hay hen phế quản. Trẻ ho, khò khè là triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ bị viêm tiểu phế quản.
"Tất cả các trường hợp ho có dấu hiệu bất thường thì cần phải đưa ngay đến bệnh viện để điều trị kịp thời. Bởi tình trạng ho lâu dài mà không có sự can thiệp y tế thì có thể biến chứng sang các bệnh nguy hiểm khác"- BS Dũng nhấn mạnh.
Ly Linh