Bên cạnh việc chấp hành nghiêm chỉnh những chỉ thị chống dịch COVID-19 của nhà nước, người dân nên sử dụng một số loại thảo mộc để tăng cường khả năng kháng khuẩn, chống virus.
Chiều 30/3, Báo Sức khỏe Cộng Đồng (cơ quan của Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam) phối hợp với trang Tin tức Việt Nam, Cổng thông tin Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam tổ chức buổi tọa đàm kết hợp giao lưu trực tuyến có chủ đề “Vận dụng Y học cổ truyền trong phòng, chống dịch bệnh do virus”.
Buổi tọa đàm có sự tham gia của 3 chuyên gia: PGS. Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, Tổng Hội y học Việt Nam; TS., Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam; PGS., TS. Hồ Bá Do - Phó Chủ tịch Hội Y học cổ truyền Việt Nam.
Cả 3 chuyên gia đều đánh gia cao vai trò của YHCT trong chăm sóc sức khỏe. Đồng thời, họ cũng khẳng định những tác dụng của nhiều loại thảo mộc trong phòng chống bệnh do virus.
Lương y Phùng Tuấn Giang - Chủ tịch Viện Nghiên cứu phát triển Y dược cổ truyền Việt Nam đã liệt kê hai loại thảo dược xuất hiện rất thường xuyên trong các bài thuốc YHCT là Kim Ngân Hoa và Cam Thảo.
“Kim Ngân Hoa và Cam Thảo là 2 vị thuốc dùng rất thường xuyên trong YHCT. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu trong nước và quốc tế về 2 vị thuốc này”, lương y cho hay.
Theo ông Phùng Tuấn Giang, Kim Ngân Hoa có tác dụng kháng khuẩn. Kháng nhiều loại vi khuẩn, virus, chống viêm, giải nhiệt hay thanh nhiệt, tăng tiết dịch vị của mặt dạ dày, tăng miễn dịch rất tốt.
“Trong các bài thuốc, Kim Ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt giải độc, phòng trách ôn bênh, dịch bệnh. Trị các chứng viêm, các chứng do virus, tiêu viêm, kháng viêm. Thường chữa bệnh liên quan đến đến nhiệt độc, ho, sốt. Các bệnh lý liên quan đến tiêu độc như mẩn ngứa, mụn nhọt, mề đay rất hiệu quả.
Cam thảo có vị ngọt. Nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng cam thảo có tác dụng giải độc rất cao, làm tốt cho tế bào gan, kháng viêm, kháng histamin, chống ổ loét dạ dày, giảm đau. Giảm đau dạ dày. Uống cam thảo cắt cơn đau.
Ngoài ra, cam thảo còn tăng chức năng tim mạch, thanh nhiệt giải độc (tăng tác dụng của các vị thuốc khác), giải độc hàng trăm thứ dược, tà độc. Với rất nhiều tác dụng như vậy cam thảo còn được gọi là quốc lão, vương dược”, Lương y Phùng Tuấn Giang nói thêm.
Hai vị thảo dược trên đều có trong trà thảo mộc Dr Thanh. Đây cũng là nước giải khát được phân tích về công thức và thành phần có tính y dược trong công trình nghiên cứu công phu của Viện Y học ứng dụng Việt Nam thuộc Tổng hội Y học Việt Nam.
Theo chia sẻ của PGS. Nguyễn Xuân Ninh - Phó viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, công trình nghiên cứu dựa trên 300 kết quả nghiên cứu ở trong nước và quốc tế, đánh giá tác dụng của 9 loại thảo dược dưới góc nhìn khoa học sinh học và dược lý. Từ đó, cho thấy bài thuốc cung đình được áp dụng cho sản phẩm trà thảo mộc Dr Thanh có những tác dụng rất cụ thể.
Trong công thức trà thảo mộc cung đình này, kim ngân hoa là thành phần “quân”, cam thảo là thành phần “sứ” trong vị thuốc “quân – thần – tá - sứ”.
“Đây là một vị thuốc cung đình gồm 9 vị thuốc: Kim ngân hoa, Hoa Cúc, La Hán Quả, Hạ Khô Thảo, Tiên Thảo, Hoa Mộc Miên, Đản Hoa, Bung Lai và Cam Thảo.
Trong đó ‘’quân’’ dược hay ‘’chủ’’ dược là kim ngân hoa (có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị mụn nhọt, cảm nhiệt, ho. Thần dược giúp cho kim ngân hoa gồm cúc hoa trị cảm nhiệt, thanh can, sáng mắt, hạ huyết áp); Hạ khô thảo (giúp thanh nhiệt, giáng hỏa) và La hán quả.
“Tá’’ dược gồm: Tiên Thảo, Hoa Mộc Miên, Đản Hoa, Bung Lai (hỗ trợ mộc miên, thanh nhiệt, hóa đờm, trị ho, hạ huyết áp.
“Sứ “gồm Cam thảo, điều hòa, thanh nhiệt, giải độc”, PGS. Nguyễn Xuân Ninh phân tích.
Chính những tác dụng đặc biệt của các thành phần có trong công thức, trà thảo mộc Dr Thanh hỗ trợ nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại những tác động của virus trong giai đoạn tiền khởi phát.