Giải mã hiện tượng bóng đè và cách chữa bóng đè

Hiện tượng bóng đè là gì, giải mã dưới góc nhìn khoa học? Làm thế nào để thoát khỏi hiện tượng bóng đè?

Tại sao lại bị bóng đè? (Ảnh minh họa)

Xem thêm:

Hiện tượng bóng đè là gì? Có nguy hiểm không?

Theo các nhà nghiên cứu giấc ngủ, hiện tượng bóng đè (tiếng Anh: sleep paralysis) đơn giản là dấu hiệu cơ thể không thể chuyển động linh hoạt trong khi ngủ.

Trong nhiều thập kỷ, hiện tượng bóng đè được lý giải là hiện tượng siêu nhiên, tâm linh, huyền bí với sự hiện diện của ma quỷ và các thế lực cõi âm. Hầu hết các nền văn hóa trong lịch sử đều có những câu chuyện về các thế lực ác quỷ đe dọa con người vào ban đêm.

Vậy bóng đè là gì?

Hiện tượng bóng đè là cảm giác có nhận thức nhưng không thể cử động. Nó xảy ra khi một người đang chuyển giao giữa hai trạng thái ngủ và tỉnh táo.

Trong quá trình chuyển giao này, bạn có thể cảm thấy không cử động hay nói được trong thời gian từ vài giây đến vài phút.

Bóng đè có thể đi kèm với rối loạn giấc ngủ như chứng ngủ rũ (narcolepsy). Chứng ngủ rũ là một rối loạn thần kinh ảnh hưởng đến sự kiểm soát giấc ngủ và sự tỉnh táo.

Tại sao lại bị bóng đè?

Theo Webmd, trung bình cứ 10 người lại có 4 người bị bóng đè. Hiện tượng phổ biến này dễ nhận thấy khi ở tuổi vị thành niên. Tuy nhiên nữ giới và nam giới ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng có thể gặp hiện tượng này.

Bóng đè có thể xảy ra do di truyền. Ngoài ra có một số yếu tố khác có thể dẫn tới hiện tượng bóng đè, bao gồm:

  • Thiếu ngủ
  • Thay đổi giờ giấc ngủ
  • Tình trạng tâm lý như căng thẳng, rối loạn lưỡng cực
  • Nằm ngửa khi ngủ dễ bị bóng đè hơn
  • Một số vấn đề giấc ngủ khác như chứng ngủ rũ, chuột rút chân ban đêm
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn thuốc điều trị rối loạn tăng động
  • Lạm dụng chất kích thích

Làm thế nào để chữa bóng đè?

Cách thoát khỏi hiện tượng bóng đè

Trước hết cần nhớ rằng, bạn không cần phải sợ hãi rằng bị bóng đè do ma quỷ ban đêm hay người cõi âm. Nếu bạn thường xuyên bị bóng đè, hãy thử một số bước dưới đây để kiểm soát hiện tượng này.

  • Đảm bảo ngủ đủ giấc. 
  • Thử biện pháp giảm stress trong cuộc sống, đặc biệt là trước giờ đi ngủ như thiền, tập yoga,...
  • Thử tư thế ngủ khác nếu bạn đang quen nằm ngửa.
  • Đi khám bác sĩ nếu thường xuyên bị bóng đè khiến mất ngủ.

(Theo WebMD)

Hoàng Nguyên/giadinhmoi.vn

Tin liên quan