Lá lốt không chỉ là 1 loại rau để ăn mà còn là một vị thuốc tuyệt vời.
Ở Việt Nam, lá lốt là loại rau quen thuộc và được dùng phổ biến trong các bữa ăn. Các bà nội trợ thường dùng lá lốt chế biến thành các món ăn hàng ngày bởi lá lốt có vị thơm nên rất dễ ăn.
Tuy nhiên, không nhiều người biết công dụng của lá lốt trong chữa bệnh.
Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, lá lốt là một vị thuốc còn được dùng trong phạm vi nhân dân.
+ 15g lá lốt phơi khô (khoảng 20-30g lá tươi), sắc 2 bát nước còn ½ bát, uống trong ngày.
+ Nên uống khi thuốc còn ấm, sau bữa ăn tối.
+ Mỗi liệu trình điều trị 10 ngày.
+ Hoặc lá lốt và rễ các cây bưởi bung, vòi voi, cỏ xước (mỗi vị 30g), tất cả đều dùng tươi, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày.
+ Lá lốt tươi 30g, rửa sạch, để ráo cho vào 1 lít nước đun sôi khoảng 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, để ấm dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày.
+ Hoặc lá lốt 30g, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 chén nước còn 1chén. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa.
+ Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau.
50 gr lá lốt, 40 gr nghệ, 20 gr phèn chua, đổ nước ngập thuốc khoảng hai đốt ngón tay, đun sôi liu riu khoảng 10 - 15 phút rồi chắt lấy một bát nước dùng rửa âm đạo.
Số thuốc còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo, rất hiệu nghiệm.
Lá lốt có công dụng chữa đau bụng do nhiễm lạnh rất tốt.
Cách dùng: Lấy 20g lá lốt tươi, rửa sạch, sắc lấy nước uống, sắc 0,3 lít lấy 0,1 lít. Sắc uống trong ngày, 2 ngày liên tục, uống trước khi ăn tối lúc thuốc còn ấm.