Có rất nhiều quá trình quan trọng trong cơ thể người được kiểm soát bởi nội tiết tố. Vì vậy, khi nội tiết tố bị rối loạn hoặc bị mất cân bằng sẽ làm thay đổi tâm trạng, hành vi, ngoại hình và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Vậy làm thế nào để xác định các vấn đề gây ra bởi rối loạn nội tiết tố?
Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn trứng cá và mụn đầu đen trên gương mặt bạn, một nguyên nhân quan trọng trong đó chính là sự rối loạn hormone.
Khi bị stress, đang trong giai đoạn dậy thì hoặc chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể chúng ta sản sinh nhiều hormone hơn, tạo điều kiện cho mụn phát triển.
Loại mụn này được gọi là "mụn nội tiết". Thông thường, mụn nội tiết thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 2 yếu tố nội tiết chính là nội tiết tố nữ (estrogen) và nội tiết tố nam (androgen).
Khi 2 nội tiết tố này mất đi sự cân bằng sẽ vô tình kích thích tuyến bã nhờn sản xuất nhiều dầu hơn, kết hợp cùng tế bào da chết trên bề mặt và quanh nang lông, vi khuẩn trên da, từ đó gây bưng bít, tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành nên nhân mụn, dễ dàng viêm sưng, tạo mủ nếu không được chăm sóc tốt.
Cũng như các dạng mụn thông thường khác, mụn nội tiết vẫn có nhân mụn tuy nhiên nhân mụn ít và chỉ thiên về dấu hiệu viêm sưng bên ngoài. Mụn này thường xuất hiện ở vùng nửa dưới khuôn mặt như miệng, cằm và quai hàm.
Việc điều trị mụn nội tiết thường cần phải có rất nhiều thời gian cũng như sự kiên nhẫn vì chúng cần những cân chỉnh về nội tiết tố kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ mới có thể giúp giảm mụn nhanh chóng.
Theo các nhà nội tiết học, nguyên nhân khiến bạn thường xuyên bị đau đầu (ngoại trừ stress và mệt mỏi) có thể là do mức estrogen thấp.
Estrogen là hormone nữ được tạo ra trong buồng trứng và kiểm soát tất cả các quá trình trao đổi chất trong não và tủy sống. Vì thế, nếu lượng estrogen quá cao hoặc quá thấp đều có thể gây đau nửa đầu hoặc khiến tâm trạng của bạn trở nên tồi tệ.
Mất ngủ là một dấu hiệu cảnh báo mức progesterone (là một hormone được tiết ra chủ yếu ở nửa sau chu kỳ kinh nguyệt, có vai trò kích thích và điều hòa nhiều chức năng của cơ thể) trong cơ thể bạn đang hạ thấp.
Theo chuyên gia cho biết, progesterone là một loại "thuốc thư giãn" giúp bạn cảm thấy thoải mái, bình tĩnh và dễ ngủ. Vì thế, khi hormone này bị rối loạn sẽ gây ra hiện tượng mất ngủ.
Ở phụ nữ vừa sinh con, estrogen và progesterone thường rất thấp. Đó là lý do nhiều phụ nữ trong giai đoạn này hay bị mất ngủ.
Đổ mồ hôi hoặc sốt đột ngột là một trong những dấu hiệu phổ biến cho thấy sự cân bằng nội tiết tố của bạn đang gặp vấn đề, bởi các hormone có chức năng điều hòa nhiệt độ của cơ thể.
Triệu chứng này thường xảy ra sau khi mãn kinh, khi nồng độ hormone không ổn định. Còn trong các trường hợp khác thì triệu chứng này cảnh báo bạn nên kiểm tra sức khỏe của mình.
Chúng ta đều dễ dàng cảm thấy mệt mỏi trước những áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi liên tục ngay cả khi đang nghỉ ngơi, thì có thể bạn đang bị mất cân bằng nội tiết tố.
Các bác sĩ tại Maryland, Mỹ cho rằng, mệt mỏi mãn tính có thể là do các vấn đề trong sản xuất hormone tuyến giáp.
Nếu bạn bị mất cân bằng nội tiết tố, điều đó có thể khiến bạn dễ dàng tăng cân dù ăn bất cứ loại thực phẩm nào. Sự thiếu hụt hoặc dư thừa một số hormone nhất định sẽ khiến cơ thể bạn tích tụ chất béo.
Ví dụ, khi nồng độ insulin cao sẽ khiến cơ thể không thể điều chỉnh chất béo và dẫn tới tăng cân, hoặc khi nồng độ estrogen giảm xuống sẽ gây tích tụ mỡ, đặc biệt là vùng quanh bụng.
Khi bạn bị stress hay chán nản, tức giận, hormone cortisol tăng cao kích thích cảm giác thèm ăn, từ đó gây tăng cân. Căng thẳng cũng có thể khiến hormone testosterone ở phụ nữ giảm đáng kể, dẫn đến béo phì và gây trầm cảm.
7. Rụng tóc
Hiện tượng rụng tóc có thể là dấu hiệu rối loạn hormone tuyến giáp, insulin hoặc testosterone.
Thậm chí sự mất cân bằng testosterone trong cơ thể có thể khiến bạn bị hói đầu.
8. Gặp vấn đề về tiêu hóa
Nhiều người vẫn cho rằng đau dạ dày chỉ xuất phát từ thói quen ăn uống không điều độ. Tuy nhiên, sự căng thẳng, lo lắng cũng có thể khiến bạn gặp vấn đề về đường tiêu hóa.
Một nghiên cứu tại trường Đại học Texas đã chỉ ra rằng, nồng độ estrogen cao có thể ảnh hưởng đến các vi khuẩn trong ruột. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy rằng lượng hormone ở buồng trứng cao có thể dẫn đến chứng động kinh và đau dạ dày.
9. Không kiểm soát được cơn đói
Ghrelin và leptin là 2 loại hormone trong cơ thể giúp kiểm soát cơn đói. Leptin làm giảm đói khi chúng ta ăn một thứ gì đó và ghrelin làm ngược lại - nó cho chúng ta biết khi nào cần ăn.
Sự mất cân bằng những hormone này sẽ dẫn đến những cơn đói không thể kiểm soát và khiến chúng ta ăn nhiều hơn.
10. Hay quên
Sự mất cân bằng hormone có thể là một trong những nguyên nhân khiến bạn hay quên và dễ mất tập trung.
Các nghiên cứu cho thấy nồng độ estrogen thấp có thể dẫn đến chứng hay quên, làm giảm khả năng tập trung. Mức cortisol thấp ảnh hưởng đến trí nhớ ngắn hạn.
11. Thay đổi cỡ ngực
Sự thay đổi kích cỡ ngực là một trong những dấu hiệu nghiêm trọng nhất cảnh báo cơ thể bạn đang có vấn đề.
Mức độ estrogen giảm đột ngột ảnh hưởng đến độ ẩm và tính đàn hồi của da, khiến ngực bạn có thể bị thay đổi về hình dạng, khối lượng.
Ngoài ra, có trường hợp bên trong ngực sẽ xuất hiện cục gì đó cứng và khiến bạn khó chịu. Nhưng theo Viện Ung thư Quốc gia thuộc Viện Nghiên cứu sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, những thay đổi này hầu như không liên quan đến ung thư mà chỉ do thay đổi hormone hoặc trước khi mãn kinh.