Quá cầu toàn
Người cầu toàn luôn hướng đến sự hoàn hảo, họ không bao giờ chấp nhận kết quả trung trung mà luôn muốn nó phải tốt nhất.
Họ gần như không sống thực với chính mình mà luôn tuân theo một lý tưởng phi thực tế, chính vì thế họ hay rơi vào trạng thái bất mãn và lo lắng. Họ rất dễ mắc phải các chứng bệnh như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế...
Thực ra, mỗi người không có ai là hoàn hảo tuyệt đối cả. Điều chúng ta cần làm chỉ là cố gắng hết sức, còn kết quả thế nào cũng nên học cách chấp nhận nó. Hãy giải phóng bản thân đến sự bình thường và thoải mái nhất.
So sánh bản thân mình với người khác
Chúng ta thường thích tự so sánh bản thân mình với người khác, điều này vô tính khiến chúng ta căng thẳng, mệt mỏi và tự ti nếu không bằng họ ở điểm nào đó.
Bạn quên mất một điều rằng, mỗi người đều có những điểm mạnh riêng. Bạn chỉ nên so sánh mình hôm nay với mình trước đây để xem mình đã làm được những gì.
Với những gì người khác làm được mà bạn chưa thể, hãy cố gắng để đạt được, tuy nhiên cũng không cần quá áp đặt bản thân.
Tự chê bai mình
Khi một người cứ liên tục tự chê bai mình thì thực ra trong tiềm thức họ đang rất muốn được khen ngợi để bớt cảm giác tự ti, được an ủi hoặc bào chữa cho một sai lầm nào đó họ đang mắc phải.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, ai cũng sẽ có lúc mắc sai lầm. Hãy chấp nhận điều đó, và cố gắng thay đổi nó. Nếu không cuối cùng mọi người sẽ nghĩ bạn thực sự tệ như bạn nói.
Luôn thấy khó khăn, không nhìn ra cơ hội
Ai cũng thế, muốn thành công phải trải qua rất nhiều khó khăn. Những người tự ti thường thấy khó khăn là lùi bước, họ không coi đó là cơ hội mà âm thầm từ bỏ.
Hãy luôn nhớ rằng, không có việc xấu, chỉ có kinh nghiệm quý báu. Khi gặp một thất bại, đó chính là lúc bạn cần thay đổi cách tiếp cận của mình, đừng vội vàng từ bỏ mục tiêu.
Cho rằng không ai làm tốt hơn mình
Các nhà tâm lý thường cho rằng, những người không có hoặc không muốn giao phó công việc cho người khác là do tâm lý thiếu tự tin và muốn kiểm soát mọi thứ.
Lời khuyên cho bạn chính là hãy để người khác làm công việc nào đó, điều này giúp mình bớt gánh nặng phải chịu trách nhiệm mọi thứ.
Luôn lo lắng về tương lai
Lúc nào bạn cũng lo lắng về tương lai, nghĩ ra những kịch bản tệ nhất cho mình. Điều đó khiến tâm trạng của bạn luôn bất an, chán chường.
Hãy nhớ, phải luôn suy nghĩ tích cực, hãy nhớ rằng không phải mọi thứ đều diễn ra như bạn tưởng tượng.
Mong được người khác công nhận
Những người tự ti thường có tâm lý mong được người khác công nhận, họ không hiểu rằng việc này sẽ mang lại cho họ toàn thất vọng. Bởi bất cứ tác động xấu hay chỉ trích nào cũng khiến họ suy sụp.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy nhận ra giá trị bản thân mình và trân trọng nó.
Lãng phí thời gian vào những trò giải trí vô bổ
Nếu đang chìm đắm vào những việc vô bổ và mang nặng tính giải trí, thì có lẽ bạn đã lãng phí quá nhiều thời gian dành cho công việc, học tập hay tương lai.
Lời khuyên dành cho bạn là luôn tạo cho mình sự bận rộn. Điều này khiến cuộc sống ý nghĩa, thú vị hơn, đồng thời giúp bạn tránh được những thói hư tật xấu trong thế giới ảo và ngoài xã hội.
Nghĩ nhiều đến thất bại
Nghĩ quá nhiều đến thất bại sẽ khiến bại rơi vào thất vọng, chán nản, không khởi sắc tinh thần lên được, từ đó sinh ra tự ti.
Hãy luôn suy nghĩ tích cực, sự thất bại thì không phải là kết thúc, mà là một khởi đầu mới: cho lựa chọn mới, cơ hội mới, và cuộc sống mới.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 9 thói quen khiến bạn tự hủy hoại tương lai của mình, số 2 cha mẹ là người đầu tiên mắc phải tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].