Cha mẹ nên dạy trẻ sớm để con có thể tự đề phòng, bởi lẽ bố mẹ không phải lúc nào cũng bên con được.
1.
Thủ đoạn thường dùng nhất của bọn bắt cóc là nhờ trẻ con giúp đỡ. Nếu bạn chứng kiến một tình huống như vậy thì nên chú ý, những người trưởng thành sẽ không bao giờ nhờ sự trợ giúp của một đứa trẻ con.
Nếu họ gặp rắc rối, họ sẽ tìm kiếm một người lớn có sức khỏe chứ không phải những đứa trẻ yếu đuối. Bạn cũng cần dạy con mình điều này, nếu có người lớn tới nhờ, bé tốt nhất nên từ chối và đến ngay chỗ đông người qua lại tìm kiếm giúp đỡ.
2.
Nếu bạn bất chợt nhìn thấy một đứa trẻ đang la lối, khóc lóc hay cố gắng vùng vẫy để chạy thoát bạn hãy nán lại hoặc tìm cách can thiệp.
Hãy đến hỏi đứa trẻ, nếu nó khăng khăng đấy không phải cha mẹ hay họ hàng nhà mình thì nên giữ đứa bé lại, gọi sự giúp đỡ của nhiều người khác. Nếu là kẻ bắt cóc, chúng sẽ lập tức chạy trốn vì sợ hãi.
3.
Những người đi vòng quanh sân chơi của trẻ cũng rất đáng ngờ. Bạn có thể thử bằng cách chụp ảnh và để chúng nhận ra. Nếu đúng là kẻ bắt cóc, chúng sẽ sợ hãi bỏ đi.
4.
Trẻ em rất vô tư, tin tưởng người lớn. Nếu có người nói cho chúng bánh kẹo hoặc đồ chơi, chúng sẽ nghe theo ngay. Nhưng nếu điều kiện là phải theo họ vào ô tô hoặc đi đâu đó thì chắc chắn đây là kẻ bắt cóc.
5.
Những kẻ bắt cóc có thể biết rất nhiều về gia đình của một đứa trẻ, sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin về tên tuổi bố mẹ, địa chỉ nhà hoặc ngày sinh nhật của một thành viên nào đó trong gia đình...
Sử dụng tất cả những thông tin này, họ có thể tự giới thiệu mình là bạn bè hoặc đồng nghiệp của bố mẹ đứa trẻ. Họ có thể nói rằng mẹ đứa trẻ đang bị ốm ở viện và trẻ phải đến thăm ngày. Nếu bạn chứng kiến hành vi này, hãy đừng ngại phiền mà tìm hiểu kỹ câu chuyện, đừng bỏ qua vì đây có thể là một vụ bắt cóc.
6.
Kẻ bắt cóc cũng có thể dùng những đứa trẻ khác làm mồi nhử và đưa chúng là thân với nạn nhân. Đa phần chúng ta thường cho rằng những kẻ bắt cóc sẽ trông hung dữ, lén lút và đeo kính râm.
Nhưng thực tế ngay cả phụ nữ xinh đẹp hay trẻ em cũng có thể là những kẻ bắt cóc. Nếu bạn thấy trường hợp khả nghi, hãy tiến đến hỏi xem chúng đã quen bao lâu rồi và chúng định đi đâu.
7.
Nếu bạn thấy một chiếc xe hơi trên phố và dừng cạnh một đứa trẻ. Hãy lưu ý. Và nếu tài xế nhờ trẻ chỉ hướng hay mời trẻ vào trong xe, đây chắc chắn là một kẻ bắt cóc. Một tài xế bình thường sẽ chỉ nhờ người lớn, cảnh sát hoặc đơn giản là sử dụng GPS.
8.
Trẻ con, nhất là các bé trai thường tò mò, hiếu động. Đã có trường hợp trẻ em bị bắt cóc khi chúng được mời đi thử xe mô tô. Rất ít bé trai nào có thể cự lại lời mời như vậy. Gặp trường hợp như vậy bạn cần can thiệp ngay.
9.
Những kẻ bắt có thậm chí có thể nói dối trẻ chúng là nhà sản xuất phim hoặc nhiếp ảnh gia. Thủ đoạn này có tác dụng với trẻ hơn từ 10-11 tuổi. Những kẻ bắt cóc chiếm được lòng tin của bọn trẻ nhờ nịnh bợ và hứa hẹn danh tiếng cùng thành công.
10.
Thật khó cảnh giác khi những kẻ bắt cóc nói rằng chúng là cảnh sát và yêu cầu đứa trẻ đi cùng họ vì đứa trẻ làm điều xấu. Thường thì trẻ sẽ rất sợ hãi và nhất nhất làm theo.
Nhưng bất kỳ cảnh sát thực sự nào cũng sẽ tìm đến bố mẹ đứa trẻ thay vì đứa trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn can thiệp có thể lo ngại mình gặp rắc rối, ít nhất bạn hãy chụp lại ảnh chân dung của người đó. Việc này có thể khiến kẻ bắt cóc sợ hãi.
11.
Nếu đang đi trên phố và bắt gặp một người lớn đang dắt theo một đứa trẻ và trông hai người quá khác biệt nhau, bạn nên đánh động bằng cách giả vờ chụp ảnh.
Tất nhiên dấu hiệu này không đúng trong tất cả các trường hợp. Nhưng cũng là dấu hiệu để bạn cân nhắc theo dõi thêm những dấu hiệu khác nữa để xác định một vụ bắt cóc.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 11 thủ đoạn kẻ bắt cóc thường lừa trẻ em, cha mẹ hãy nhớ tội phạm chính là 'nhà tâm lý' tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].