1. Thời tiết
Cảm giác lạnh ở bàn chân có thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh. Khi nhiệt độ giảm, cơ thể có cơ chế tự bảo vệ bằng cách co mạch máu ở bàn chân và tay để giữ ấm cho cơ quan quan trọng khác. Do đó, mức lưu thông máu tới bàn chân giảm, dẫn đến cảm giác lạnh.
>>> Bàn chân lạnh buốt trong mùa đông, đeo tất cũng không ấm nổi là dấu hiệu cảnh báo 5 bệnh tiềm ẩn
2. Căng thẳng
Khi chuyển sang phản ứng "chiến đấu hoặc bỏ chạy", cơ thể sẽ tiết kiệm năng lượng trong trường hợp bạn phải đối mặt với mối đe dọa. Cơ thể sẽ tăng tiết adrenaline vào máu gây co mạch là giảm lưu thông máu đến chân bạn hơn. Và điều này có thể khiến chân bạn cảm thấy lạnh.
3. Tuần hoàn máu kém
Tuần hoàn máu là quá trình quan trọng giúp máu được bơm đến các cơ quan. Nếu bạn có các vấn đề về tim, hút thuốc hoặc ít vận động, sự tuần hoàn có thể bị suy yếu, làm giảm lưu lượng máu đến bàn chân và gây ra cảm giác lạnh.
>>> 5 loại thực phẩm giúp tăng cường lưu thông máu
4. Bệnh tiểu đường type 1 và 2:
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng mức đường trong máu, gây co mạch máu và làm giảm lưu thông máu đến các chi. Nó cũng có thể gây ra các vấn đề thần kinh ngoại biên, làm cảm giác chân như kim châm hoặc tê.
5. Thiếu máu
Thiếu máu xảy ra khi bạn thiếu tế bào hồng cầu khỏe mạnh, những tế bào có chức năng mang oxy đến các mô trong cơ thể. Nếu bạn thiếu máu ở mức độ nghiêm trọng, bàn chân có thể cảm thấy lạnh do thiếu oxy.
6. Suy giáp
Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, làm giảm quá trình trao đổi chất và có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể, gây ra cảm giác lạnh.
>>> Thấy 10 dấu hiệu này, bạn phải nghĩ ngay tới bệnh lý tuyến giáp
7. Hội chứng Raynaud
Đây là một tình trạng khi bàn tay và bàn chân phản ứng mạnh khi tiếp xúc với lạnh. Các động mạch thu hẹp, làm giảm lưu thông máu và làm da trở nên xanh hoặc trắng. Căng thẳng cũng có thể gây ra tình trạng này cho một số người.
8. Bệnh lý thần kinh ngoại biên
Tổn thương thần kinh do chấn thương hoặc bệnh lý có thể gây ra cảm giác lạnh ở bàn chân. Bệnh tiểu đường là một nguyên nhân chính gây ra bệnh thần kinh ngoại biên. Các nguyên nhân khác gây ra bệnh thần kinh ngoại biên phổ biến là do thiếu hụt vitamin và nhiễm trùng. Nhiễm độc và bệnh thận cũng có thể dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên.
9. Bệnh động mạch ngoại biên (PAD)
PAD xảy ra khi thành động mạch có quá nhiều mảng bám, làm giảm lưu thông máu đến các bộ phận cơ thể. Người trên 50 tuổi, hút thuốc hoặc mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao. Nếu bạn có triệu chứng như chuột rút, móng thay đổi hoặc vết loét ở bàn chân, hãy thăm bác sĩ để xác định nguyên nhân.
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy lạnh ở bàn chân, đặc biệt là khi không có nguyên nhân nhiệt độ môi trường, hãy thăm bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp.
(Theo Bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Viện Y học ứng dụng Việt Nam, WebMD)
Hoàng Nguyên (t/h)Bạn đang xem bài viết Bàn chân hay bị lạnh: Không chỉ do thời tiết mà có thể còn cảnh báo một số bệnh tiềm ẩn tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].