80% đột quỵ có thể phòng ngừa: 6 thay đổi lối sống giúp giảm nguy cơ đột quỵ

Tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm, tức là cứ trung bình 3 phút lại có một người bị đột quỵ. Đáng lưu ý, bệnh đang có xu hướng tăng ở những người trẻ.

Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), khoảng 80% các ca đột quỵ đều có thể phòng ngừa được.

Những thay đổi trong lối sống có thể mang lại hiệu quả rất lớn trong việc chống lại đột quỵ.

Dưới đây là những gì bạn có thể làm để giảm nguy cơ đột quỵ cho bản thân.

>>> Mùa đông sợ nhất đột quỵ: 7 cách hạn chế rủi ro trước khi đột quỵ có cơ hội ập đến

1. Kiểm soát một số vấn đề sức khỏe

Empty

Hãy điều trị hoặc kiểm soát một số tình trạng sức khỏe để giảm khả năng đột quỵ.

Một số nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp là nguyên nhân gây ra gần một nửa số ca đột quỵ. Chế độ ăn uống lành mạnh cho tim có thể giúp kiểm soát huyết áp.

Ngoài ra, hãy cố gắng hạn chế natri xuống dưới 1.500 miligam mỗi ngày, duy trì cân nặng khỏe mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Nếu huyết áp của bạn vẫn cao ngay cả khi áp dụng các biện pháp trên, hãy tham khảo tư vấn của bác sĩ.

Mục tiêu giảm huyết áp có thể điều chỉnh nếu có tác dụng phụ như chóng mặt xảy ra.

Một vấn đề khác bạn cũng cần lưu ý là bệnh rung nhĩ. Rung nhĩ (atrial fibrillation - AFib) là một rối loạn nhịp tim hoặc nhịp tim không đều, xảy ra khi tín hiệu điện trong tim bị gián đoạn.

Những người bị AFib có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp năm lần.

Lối sống lành mạnh cho tim có thể làm giảm nguy cơ rung nhĩ. Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn có tình trạng tim đập nhanh, tức ngực, khó thở và chóng mặt.

Ngoài ra, tiểu đường type 2 và cholesterol cao cũng khiến bạn dễ bị đột quỵ, do đó bạn phải kiểm soát chúng để giảm nguy cơ đột quỵ.

>>> 6 bài tập thể dục tốt cho người bệnh tiểu đường

2. Hoạt động thể chất đầy đủ

Tập thể dục có thể giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh, ngăn ngừa thừa cân hoặc béo phì để giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt đối với những người có nhiều mỡ quanh vùng bụng.

Hiệp hội Đột quỵ Mỹ cho biết những phụ nữ có cân nặng bình thường nhưng có mỡ bụng cũng có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

CDC Mỹ khuyến nghị hoạt động vừa phải ít nhất 150 phút/tuần. Cố gắng đứng nhiều hơn khi có thể. Một nghiên cứu trên JAMA Network Open năm 2022 cho thấy những người ngồi từ 13 giờ mỗi ngày trở lên có nguy cơ đột quỵ cao hơn 44%.

>>> Chỉ 20 phút tập thể dục có thể ngăn ngừa nguy cơ tử vong do ngồi nhiều

3. Ăn uống lành mạnh

Cách ăn uống tốt nhất để phòng ngừa đột quỵ là chế độ ăn Địa Trung Hải và giảm lượng muối. 

Chế độ ăn Địa Trung Hải giàu ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các loại đậu, cộng với chất béo có lợi cho tim như dầu ô liu và một lượng nhỏ protein động vật, đặc biệt là cá.

Trong số các nghiên cứu về chế độ ăn Địa Trung Hải có một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet năm 2022 trên những người mắc bệnh tim. 

Theo đó, những người tuân theo chế độ ăn Địa Trung Hải trong 7 năm đã giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch nghiêm trọng như đau tim hoặc đột quỵ 26% so với những người ăn kiêng ít béo.

4. Hạn chế rượu bia

Empty

Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 1 trên tạp chí Neurology, uống nhiều rượu (hơn 14 ly đối với phụ nữ và hơn 21 ly đối với nam giới mỗi tuần) có liên quan đến nguy cơ đột quỵ cao hơn. Dầu hết người lớn tuổi không nên uống quá 1 ly/ngày.

Theo CDC, uống 4 ly đồ uống có cồn trở lên trong thời gian ngắn đối với nữ, hoặc 5 ly trở lên đối với nam, sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Nếu bạn hút thuốc, hãy dừng lại. Hút thuốc làm tăng gấp đôi khả năng tử vong do đột quỵ. Những người bỏ hút thuốc sẽ giảm được nguy cơ này chỉ trong vòng 5 năm sau khi cai thuốc.

>>> Quy tắc F.A.S.T phát hiện và cấp cứu nhanh người bị đột quỵ ai cũng cần biết

5. Tránh các chất ô nhiễm

Theo một đánh giá được công bố vào năm 2022 trên tạp chí Stroke, tiếp xúc ngắn hạn với ô nhiễm không khí cũng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ

Vì vậy, hãy kiểm tra chất lượng không khí ở khu vực bạn sống. Vào những ngày mức độ ô nhiễm cao, hãy hạn chế thời gian ở ngoài trời.

Khi ở trong nhà, hãy sử dụng quạt thông gió trong phòng tắm và nhà bếp và cân nhắc sử dụng máy lọc không khí.

>>> Vào 'mùa' ô nhiễm không khí, áp dụng ngay 7 cách làm sạch phổi tự nhiên không cần dùng thuốc

6. Kiểm soát căng thẳng

Nghiên cứu được công bố vào năm 2022 trên JAMA Network Open cho biết căng thẳng cao có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ.

Nghiên cứu cho thấy 1 sự kiện căng thẳng trong cuộc sống làm tăng khả năng bị đột quỵ lên 17%, và 2 sự kiện sẽ làm tăng khả năng bị đột quỵ lên 31%.

>>> 5 điều có thể giúp bạn giảm căng thẳng và thư giãn tức thì

(Theo Washington Post)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính