Quả sung là loại trái cây quen thuộc với người dân vùng nhiệt đới, có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, sung cũng có nhiều tác dụng không tốt cho người ăn. Hãy cùng tìm hiểu tác hại của quả sung nhé!
Quả sung là gì? Công dụng của quả sung.
Sung là một loài thực vật thân gỗ, tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ Dâu tằm (Moraceae) sinh sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quả sung mọc thành chùm, hình quả lê, khi chín có màu cam ánh đỏ, có tác dụng trên hệ tiêu hóa, tim mạch và giảm lượng đường trong máu.
Sung có hình dạng quả lê, khi chín có màu cam ánh đỏ
1 Gây ra các vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng
Trong quả sung, có rất nhiều chất xơ. Ăn một lượng vừa phải, chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, phòng ngừa táo bón, nhưng nếu dùng quá nhiều, chất xơ cản trở tiêu hóa gây đầy bụng, tiêu chảy,... Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn nên ăn tối đa 5 quả với quả sung Việt Nam, còn nước khác thì 1 - 2 quả.
Ăn nhiều sung có thể bị đầy bụng, tiêu chảy
2 Gây xuất huyết
Theo Đông y, quả sung có tính ấm nên khi ăn quá nhiều, đặc biệt là quả chín, bạn có thể bị xuất huyết trong nhẹ. Xuất huyết trong là tình trạng chảy máu ở các cơ quan bên trong cơ thể như trực tràng, âm đạo, dạ dày, võng mạc,...
Khi bị chảy máu, bạn nên ngừng ngay việc ăn sung, nếu tình trạng vẫn không cải thiện hãy đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn và xử lý.
Ăn quả sung có thể bị xuất huyết trực tràng
3 Giảm đường huyết
Với thành phần axit chlorogenic, quả sung có tác dụng hạ đường huyết. Điều này có lợi cho người tiểu đường. Tuy nhiên, ở những người có đường huyết thấp hoặc không bị tiểu đường, ăn nhiều quả sung gây hạ đường huyết làm bạn chóng mặt, đổ mồ hôi, tay chân run,...
Để giảm tác dụng phụ này bạn nên ăn quả sung khô thay vì quả tươi, do lượng đường trong trong quả khô sẽ cao hơn.
Ăn quả sung có thể gây hạ đường huyết trong máu
4 Tăng axit oxalic có hại
Trong quả sung có chứa nhiều axit oxalic (muối oxalate) đồng nghĩa khi oxalate tăng cao trong cơ thể sẽ dẫn đến sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật,... do sự tích tụ muối oxalate.
Vì thế những người đang có sỏi trong cơ thể, không nên ăn quả sung để tránh làm bệnh nặng hơn, tăng thời gian điều trị.
Axit oxalic có trong quả sung làm tăng nguy cơ gây sỏi thận
5 Dị ứng
Một số người cũng có thể bị dị ứng với quả sung. Nguy cơ cao hơn với những người có tiền sử dị ứng với phấn hoa Bạch dương. Nguyên nhân do nhựa có trong quả, vì vậy trước khi ăn bạn nên rửa sạch nhựa. Mức độ dị ứng khác nhau ở mỗi người, nếu có cơ địa dị ứng nặng thì bạn không nên ăn quả sung.
Một số người bị dị ứng sau khi ăn quả sung
6 Hạn chế hấp thụ canxi
Trong quả sung có chứa axit oxalic và axit phytic, hai loại axit này khi gặp canxi có xu hướng tạo thành muối không tan. Canxi chỉ được hấp thu vào cơ thể khi ở dạng ion, nên khi ở dạng muối canxi sẽ không được hấp thu vào máu. Nếu bạn đang bổ sung canxi, hoặc đang bị loãng xương thì không nên ăn quả sung cùng lúc với chế phẩm bổ sung canxi.
Canxi được hấp thu vào máu dưới dạng ion
7 Ngộ độc thực phẩm
Sung là loại cây dễ trồng, sinh trưởng tốt, nên người trồng thường không sử dụng thuốc trừ sâu. Nhưng do cấu tạo quả đặc biệt, là nơi “trú ngụ” lý tưởng cho côn trùng nên khó rửa sạch. Bạn nên rửa và kiểm tra kỹ trước khi ăn để tránh ngộ độc thực phẩm.
Nên rửa kỹ quả sung trước khi ăn để tránh ngộ độc thực phẩm
8 Có hại cho gan
Do tăng nguy cơ hình sỏi oxalat ở mật, nên ăn quả sung có thể gây hại cho gan. Gan tiết mật, sỏi mật có thể làm tắc ống dẫn mật, mật tiết ra không được lưu thông, tích tụ làm ảnh hưởng đến chức năng gan, có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan.
Sỏi oxalat có thể làm tắc ống dẫn mật ở gan
9 Những người không nên ăn quả sung
- Người có tiền sử máu khó đông, đang dùng thuốc chống đông: nguy cơ chảy máu trong.
- Người đang dùng thuốc hạ đường huyết, có đường huyết thấp: nguy cơ tụt đường huyết.
- Người có hệ tiêu hóa kém: nguy cơ khó tiêu, đầy hơi, nặng bụng.
- Người đang bị sỏi mật, sỏi thận, sỏi bàng quang: làm chậm quá trình tan sỏi, sỏi gia tăng kích thước.
Người đang uống thuốc chống đông thì không nên ăn quả sung
10 Cách sử dụng quả sung đúng cách
- Nhựa từ quả sung có thể gây dị ứng, bạn nên rửa sạch nhựa bằng nước muối, ăn với số lượng ít và tăng dần.
- Lựa chọn quả chín, không bị dập.
- Dùng tươi hoặc có thể ngâm với nước ấm để làm mềm.
- Hoặc có thể chế biến thành một số món ăn như: sung kho thịt, sung kho cá trắm, lươn om với sung, mứt sung,…
Món lươn om với sung
12 Lưu ý để sử dụng quả sung đúng cách
- Ăn với lượng vừa phải, không ăn quá nhiều.
- Phụ nữ có thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi ăn quả sung.
- Không nên ăn quá nhiều quả sung cùng một lúc vì có thể gây nóng rát và đau lưỡi. Hiện tượng này được giải thích do enzyme Ficin có trong quả sung phân giải protein.
Nên ăn quả sung với lượng vừa phải để đem lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe
Xem thêm:
- Quả cơm cháy: Lợi ích sức khỏe và tác dụng phụ.
- Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của quả lựu.
- Quả tầm xuân: Nguồn gốc, thành phần dinh dưỡng, lợi ích và tác dụng phụ.
- Cách làm lê chưng đường phèn trị ho hiệu quả.
Quả sung có nhiều tác hại, nhưng nếu sơ chế đúng các trước khi ăn, bạn sẽ có nhiều món ăn dinh dưỡng. Hy vọng bài viết cung cấp thêm thông tin hữu ích cho bạn về quả sung. Hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân nhé!
Bạn đang xem bài viết 8 tác hại của quả sung - những người không nên ăn quả sung tại chuyên mục Khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].