1. Thường xuyên đo đường huyết
Việc làm này sẽ giúp bạn biết được kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường của mình có hiệu quả hay không để điều chỉnh kịp thời. Hãy dùng máy đo đường huyết truyền thống hoặc bộ theo dõi đường huyết liên tục để đo đường huyết hàng ngày.
2. Dinh dưỡng và chế độ ăn
Tập trung tiêu thụ các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng ít calo, bao gồm các loại ngũ cốc nguyên cám, gạo lứt, protein nạc, hoa quả, rau xanh,...
3. Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục giúp kiểm soát đường huyết và duy trì cân nặng khỏe mạnh. Người cao tuổi có thể thực hiện các bài tập ít tác động như đi bộ, yoga, bơi.
4. Uống đủ nước
Nước giúp đào thải glucose qua nước tiểu. Người cao tuổi nên uống từ 8 - 10 ly nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống nước dừa và trà thảo mộc, nhưng nên tránh nước ngọt và hạn chế tiêu thụ caffeine.
5. Kiểm soát căng thẳng
Căng thẳng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu. Vì thế, kiểm soát căng thẳng là một phần quan trọng trong chăm sóc bệnh tiểu đường.
Các phương pháp như thiền, tập hít thở sâu, thực hành chánh niệm, nghe nhạc nhẹ hay làm việc mình yêu thích có thể giúp bạn giảm đáng kể mức độ căng thẳng.
6. Chăm sóc bàn chân
Tiểu đường có thể dẫn tới giảm lưu thông máu và tổn thương thần kinh, đặc biệt ở bàn chân. Người cao tuổi nên kiểm tra chân thường xuyên để phát hiện kịp thời nếu có vết đứt, thâm tím hay dấu hiệu nhiễm trùng. Nên mang giày dép thoải mái và tránh đi chân trần.
7. Ăn thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu, ngăn đường huyết tăng nhanh đột ngột. Do đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như yến mạch, rau củ, trái cây vào chế độ ăn.
8. Liệu pháp thảo mộc
Nhiều loại thảo mộc đã được sử dụng để kiểm soát đường huyết trong hàng trăm năm nay, như hạt methi, quế, nghệ có thể giúp điều hòa lượng đường trong máu.
(Theo Times of India)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 8 cách hiệu quả để kiểm soát bệnh tiểu đường ở người cao tuổi tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].