5 cách phòng ngừa kháng insulin, giảm nguy cơ tiểu đường

Kháng insulin là tình trạng mà cơ thể không thể phản ứng đúng với insulin, khiến việc đưa đường glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng không hiệu quả, dẫn đến tăng đường huyết và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe như tiểu đường type 2, tăng cân, bệnh tim mạch...

Để cải thiện và phòng ngừa tình trạng kháng insulin, bạn nên tuân theo một số chiến lược sau đây.

1. Ăn uống cân bằng

Empty

Những thực phẩm bạn ăn có ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu và có thể giúp ổn định đường huyết cả ngày.

Để cải thiện tình trạng kháng insulin, chúng ta phải nhìn nhận vấn đề từ góc độ toàn diện, nhưng trong đó, chế độ ăn đóng vai trò nền tảng.

Một chế độ ăn cân bằng với đầy đủ protein, chất béo và chất xơ sẽ giúp giảm các đợt tăng đường huyết đột ngột trong bữa ăn.

2. Ưu tiên thực phẩm ít qua chế biến

thuc pham toan phan

Các thực phẩm chế biến sẵn như thức ăn nhanh, bánh ngọt đóng gói, đồ ăn vặt, nước ngọt, gà viên chiên, xúc xích... thường giàu chất béo bão hòa, đường và chứa nhiều calo, khiến bạn dễ ăn quá nhiều, dẫn đến tăng cân và tích mỡ nội tạng.

Hãy ưu tiên các thực phẩm toàn phần giàu dinh dưỡng như trái cây tươi, rau xanh, ngũ cốc nguyên cám và protein nạc, đồng thời kiểm soát kích thước khẩu phần ăn, thời gian ăn cố định, khoảng cách giữa các bữa hợp lý có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin.

"Thực phẩm toàn phần là thực phẩm thực vật chưa qua chế biến và chưa tinh chế, hoặc chế biến và tinh chế càng ít càng tốt, trước khi được tiêu thụ."

Ăn theo cách này cũng có thể giúp kiểm soát cân nặng.

3. Đừng sợ carb

Có ba loại carbs chính được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn, đó là đường, tinh bột và chất xơ.

Có ba loại carbs chính được tìm thấy trong thực phẩm chúng ta ăn, đó là đường, tinh bột và chất xơ.

Carb giàu chất xơ là lựa chọn tốt.

Carbohydrate thường bị đánh giá xấu khi nói về đường huyết, tuy nhiên, chất xơ là một loại carb không được tiêu hóa và hấp thụ hoàn toàn.

Vì vậy, tác động của nó lên lượng đường trong máu của bạn rất khác so với đường bổ sung.

Ăn thực phẩm giàu chất xơ thường xuyên là một phần của chế độ ăn cân bằng.

Thực phẩm như ngũ cốc nguyên cám, đậu, rau củ, trái cây, các loại hạt đều có thể góp phần vào lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày từ 25 đến 38 gram.

4. Ăn thực phẩm giàu magie

Empty

Thực phẩm giàu chất xơ thường cũng là nguồn cung cấp magie dồi dào, một chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucose.

Thiếu hụt magie có thể làm tình trạng kháng insulin nặng hơn.

Các nguồn cung cấp magie dồi dào bao gồm đậu, rau cải bó xôi, hạnh nhân, hạt bí ngô, hạt điều, quả bơ...

5. Tập thể dục thể thao

Empty

Một chiến lược quan trọng khác là vận động cơ thể cả ngày, vì nó giúp hạ đường huyết.

Theo Hiệp hội Bệnh tiểu đường Mỹ, hoạt động thể chất cải thiện độ nhạy insulin, giúp kiểm soát hoặc đảo ngược tình trạng kháng insulin.

Hãy tìm một hoạt động bạn yêu thích và thực hiện thường xuyên để chống lại tình trạng kháng insulin.

>>> 5 dấu hiệu âm thầm cảnh báo bạn bị kháng insulin

(Theo Eating Well)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính