1. Cuộn một chiếc khăn lót sau lưng dưới khi ngồi để tránh khom lưng
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới đau lưng dưới là tư thế ngồi khom lưng.
Bạn có thể dễ dàng chỉnh sửa tư thế này bằng cách dùng vật đệm ở phần lưng dưới khi ngồi, ví dụ một chiếc khăn cuộn lại như hình trên.
Vật đệm sẽ có tác dụng nâng đơ, giúp cột sống của bạn hướng về trước một cách tự nhiên.
2. Đặt bàn chân thẳng trên sàn khi ngồi
Với những người phải ngồi một chỗ lâu, tư thế ngồi đúng là rất quan trọng. Bạn cần phân bổ trọng lượng đều ở cả vùng hông và chân.
Muốn làm như vậy đầu gối cần gập đúng góc 90 độ, bàn chân đặt thẳng trên sàn.
Nếu bàn chân không chạm được đến sàn bạn có thể dùng một chiếc bục để chân.
3. Dùng giấy nhớ nhắc nhở bản thân ngồi đúng tư thế
Muốn điều chỉnh tư thế tốt bạn phải luôn có sự ý thức về tư thế của mình.
Để làm điều đó bạn có thể dùng giấy nhớ, viết lời nhắc nhở và dán ngay lên màn hình máy tính, bàn làm việc để nhắc nhở bản thân.
4. Chú ý tư thế khi làm những việc thường xuyên hàng ngày
Xem điện thoại, uống nước, đọc báo,... là những việc bạn sẽ làm nhiều lần mỗi ngày. Để tăng sự ý thức về tư thế của mình, hãy tạo thói quen tự hỏi bản thân: "Mình có đang ngồi đúng tư thế chưa?".
Hãy tự hỏi mình câu này mỗi khi bạn thực hiện một hoạt động quen thuộc hàng ngày.
5. Đứng dậy đi lại khi nói chuyện điện thoại
Điện thoại di động là thứ cho phép bạn sử dụng mà không cần ngồi một chỗ, vậy nên hãy đứng dậy và rời khỏi chỗ ngồi khi nhận điện thoại.
Hãy biến thời gian gọi điện thành thời gian đi lại thay vì ngồi một chỗ cả ngày.
6. Thu cằm
Tư thế đầu quyết định khá nhiều về tư thế toàn cơ thể của bạn.
Bạn nên giữ đầu thẳng với phần thân. Một cách đơn giản là nhớ thu cằm lại, đầu thu về thay vì rướn về trước.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 mẹo điều chỉnh tư thế giúp hết đau lưng, phòng ngừa cong vẹo cột sống tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].