Báo Điện tử Gia đình Mới

5 sai lầm của bố mẹ khi thấy trẻ bị tiêu chảy cấp và nôn

Liên tục trong thời gian gần đây ghi nhận nhiều trẻ bị tình trạng đau bụng, tiêu chảy và nôn trớ, phải vào khám tại các bệnh viện. Bác sĩ Nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường - Khoa Nhi, Bộ môn Nhi (BV Quân y 103) đã có những chỉ dẫn về tình trạng này của trẻ.

Theo ghi nhận của PV Gia Đình Mới, thời gian gần đây liên tiếp ghi nhận số trẻ em phải đến các bệnh viện để khám vì bị đau bụng, tiêu chảy và nôn trớ. Các bậc phụ huynh đang rất lo lắng về tình trạng này của trẻ.

Theo bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường - Khoa Nhi, Bộ môn Nhi (BV Quân y 103), bố mẹ cần lưu ý tới tình trạng này của trẻ.

Nhận biết trẻ tiêu chảy cấp

-Triệu chứng tiêu hóa: Nôn nhiều, có thể không uống được nước, ăn kém. Con đi ngoài phân lỏng hoặc tóe nước hoặc có máu trong phân hơn 2 lần trong 24 giờ, số ngày tiêu chảy dưới 14 ngày ( dài hơn không gọi là cấp).

- Dấu hiệu mất nước:

+ Trẻ khát nước, uống háo hức hoặc nặng hơn là không uống được, uống kém

+ Mắt trũng, có thể khóc không ra nước mắt

+ Véo da mất chậm (véo ở đường giữa bụng)

+ Ngoài ra trẻ sơ sinh và nhũ nhi Thóp lõm

Các sai lầm nghiêm trọng

Bác sĩ Cường lưu ý, bố mẹ không được mắc các sai lầm sau khi chăm sóc con bị tiêu chảy:

+ Tự đi mua kháng sinh về uống khi chưa rõ căn nguyên.

+ Uống thuốc cầm đi ngoài và thuốc cầm nôn: làm giảm đào thải tác nhân và độc tố.

+ Ăn uống kiêng khem: làm con suy dinh dưỡng.

+Tự mua dịch về truyền tại nhà.

+ Cho con uống nước ngọt: cái này càng làm đi ngoài và mất nước nhanh hơn do nước ngọt kéo nước vào ruột.

  Liên tục trong thời gian gần đây ghi nhận nhiều trẻ bị tình trạng đau bụng, tiêu chảy và nôn trớ.

Liên tục trong thời gian gần đây ghi nhận nhiều trẻ bị tình trạng đau bụng, tiêu chảy và nôn trớ.

Điều cha mẹ cần làm khi con nôn và đi ngoài nhiều

- Bố mẹ bổ sung oresol thẩm thấu thấp ( bản chất giống Oresol thường nhưng nồng độ các chất thấp hơn): Một nghiên cứu đã được tiến hành tại 5 nước phát triển, đối tượng là trẻ nhỏ từ 1 tháng tuổi đến 2 tuổi bị tiêu chảy và mất nước.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng Oresol có nồng độ Na+ và glucose thấp đã làm giảm nhu cầu truyền dịch tĩnh mạch xuống 33%. ORS “cải tiến” có độ an toàn và hiệu quả tương tự như ORS tiêu chuẩn trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng mất nước ở tất cả các type của tiêu chảy, mặt khác, nó còn làm giảm khối lượng phân (giảm 20%) và đem lại nhiều lợi ích lâm sàng quan trọng khác. Tỉ lệ nôn mửa cũng giảm 30.

- Bù Kẽm cho Con: Giúp nhanh hồi phục tế bào niêm mạc ruột (Trẻ < 6 tháng: bù 10mg kẽm nguyên tố/ngày trong 10 -14 ngày+ Trẻ lớn 20mg/ ngày x 10-14 ngày)

- Chống nôn và thuốc kháng sinh: cần sự chỉ dẫn của bác sĩ.

- Probiotics (men vi sinh): Giúp tăng sức đề kháng hàng rào bảo vệ niêm mạc ruột (kiểu thêm đội viện binh). Dùng trong 3 ngày đầu không tác dụng thì dừng

- Racecadotril: Giúp giảm nước ở phân, dùng 3 ngày đầu, ưu tiên tiêu chảy xuất tiết nhiều (vì nó làm giảm xuất tiết) liều 1,5 mg/kg/8 giờ

- Bé bú vẫn tiếp tục bú mà bú phải nhiều hơn. Với trẻ lớn không ăn kiêng khem. Giai đoạn đầu bù nước Oresol là quan trọng, sau đó cho Con ăn loãng, chia nhiều bữa nhỏ

Bác sĩ Cường lưu ý điều quan trọng nhất khi bé bị tiêu chảy là cho bé uống oresol (Trẻ nhỏ hơn 24 tháng uống 50 -100ml oresol sau 1 lần tiêu chảy. Uống tối đa 500 ml; Trẻ từ 2- 10 tuổi: uống 100-200ml sau 1 lần đi ngoài, tối đa 1lit; Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống theo nhu cầu nhưng tối đa 2 lit).

Khi nào nên đưa trẻ vào viện?

Bố mẹ đưa con vào viện ngày trong các trường hợp sau:

- Nếu trẻ nôn nhiều khoảng 4 lần/1 giờ hoặc 6 lần trong 4 giờ

- Trẻ không uống được, uống vào là nôn

- Trẻ đi ngoài nhiều lần không cầm, hoặc phân có nhầy máu, mùi tanh khẳm

- Trẻ sơ sinh sờ Thóp lõm và không bú được

- Trẻ khóc không ra nước mắt, mắt trũng, véo da ở bụng mất chậm, không uống được, trẻ gọi hỏi không đáp ứng

Cách phòng hiệu quả

- Rửa tay nhanh trước khi ăn

- Thường xuyên sát khuẩn tay nhanh. Với trẻ đi học nên để lọ sát khuẩn trong cặp

- Không cho trẻ ăn đồ lạ

- Không dùng chung đồ: bát đũa, hạn chế trẻ ngậm đồ chơi

- Vệ sinh tay nắm cửa nhà vệ sinh

- Ăn đồ chín, hạn chế đồ sống

- Rau sống rửa sạch và ngâm muối

- Đang nôn đừng cho trẻ uống sữa.

V.Linh/giadinhmoi.vn

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO