5 phép lịch sự khi đi phỏng vấn mà nhà tuyển dụng thực ra không thích

Cách cư xử tốt có thể mở ra những cơ hội nghề nghiệp, nhưng bạn có thể để mất điểm khi đi phỏng vấn việc làm nếu mắc phải những sai lầm sau đây.

Phỏng vấn việc làm là một việc khá căng thẳng, dù là với bất kỳ ai. Xét cho cùng, cuộc phỏng vấn đó là cơ hội để bạn tạo ấn tượng tốt, và nếu không làm được thì bạn sẽ đánh mất cơ hội đó.

Do vậy, bạn có thể muốn trở nên chuyên nghiệp và lịch sự nhất có thể, đặc biệt vì đó là những phẩm chất đầu tiên mà người phỏng vấn và nhà tuyển dụng sẽ chú ý ở bạn.

Nhưng vấn đề ở đây là bạn có thể không lịch sự như bạn nghĩ.

Dưới đây là một số thói quen "lịch sự" mà người phỏng vấn tuyển dụng thực ra không thích.

1. Không đặt bất kỳ câu hỏi nào

Empty

Bạn có thể ngại đặt câu hỏi khi đi phỏng vấn việc làm, vì bạn là người được phỏng vấn và bạn không muốn nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn chưa tìm hiểu về công ty.

Ngoài ra, bạn có thể không muốn làm mất quá nhiều thời gian của người phỏng vấn. Hoặc nếu đây không phải là vòng phỏng vấn đầu tiên, bạn có thể nói những câu như: "Đồng nghiệp của anh/chị đã trả lời tất cả các câu hỏi của tôi".

Tuy nhiên, theo Neha Sangwan, một chuyên gia truyền thông và là tác giả của Powered by Me, việc không đặt bất kỳ câu hỏi nào cho thấy bạn thiếu gắn kết và không coi trọng cơ hội.

“Một người thực sự quan tâm có thể sẽ hỏi nhiều người cùng một câu hỏi và so sánh các câu trả lời của họ hoặc sử dụng điều này như một cơ hội để thể hiện sự quan tâm đến việc tìm hiểu cá nhân trước mặt họ.".

Bạn nên làm gì?

Hỏi người phỏng vấn một câu hỏi cụ thể về kinh nghiệm của họ, chẳng hạn như: "Tại sao anh/chị quyết định chọn công ty này?" hay "Điều anh/chị thích nhất khi làm việc ở đây là gì?"

2. Quá trang trọng

Những tình huống nghiêm túc đòi hỏi sự chuyên nghiệp, trang trọng nhất định. Ví dụ, lá đơn xin việc của bạn phải chuyên nghiệp, cách trò chuyện không được tỏ ra quá thân thiết và cũng không nên tiết lộ chuyện cá nhân riêng tư.

Tuy nhiên, cư xử trang trọng quá mức cũng sẽ là sai lầm về nghi thức. Kelly Donovan, chủ sở hữu của Kelly Donovan & Associates, một công ty tìm kiếm việc làm cho biết: "khi một ứng viên quá trang trọng, người phỏng vấn sẽ khó kết nối với họ, tạo dựng lòng tin và phân tích xem họ có phù hợp với văn hóa của công ty hay không”.

Bạn nên làm gì?

Bắt chước hành vi, phong cách của người phỏng vấn bạn. Nếu họ nói chuyện theo cách không quá trang trọng, bạn cũng không nên quá gồng mình.

3. Mặc trang phục quá trang trọng

phong-van-054

Nhiều người đã được dạy rằng khi đi phỏng vấn việc làm thì phải mặc suit.

Mặc dù một số văn phòng có thể mong đợi như vậy, song ngày càng có nhiều công ty có môi trường thường nhật và phong cách giản dị hơn.

Bạn có thể trông lạc lõng với văn hóa công ty họ nếu mặc suit và thắt cà vạt trong khi người phỏng vấn bạn đang mặc quần jeans, áo phông.

Bạn nên làm gì?

Thực hiện một nghiên cứu nhỏ. Nếu bạn có quen biết ai ở công ty, hãy hỏi họ thông tin chi tiết về trang phục điển hình của bộ phận mà bạn sẽ phỏng vấn hoặc yêu cầu đại diện nhân sự cung cấp thông tin đầu vào.

Bạn có thể ăn mặc nghiêm túc hơn bình thường nhưng cố gắng tránh tạo ra sự khác biệt quá lớn. Chủ yếu bạn chỉ cần trông lịch sự, gọn gàng, có thể mặc quần kaki hoặc quần jeans sẫm màu miễn là kết hợp với chiếc áo vừa vặn hoặc phụ kiện sang trọng.

4. Chuẩn bị quá mức

Sự chuẩn bị là rất quan trọng, nó thể hiện đạo đức làm việc và cam kết của bạn với công việc này.

Nhưng có thể bạn đã chuẩn bị sẵn sàng đến mức câu trả lời của bạn nghe có vẻ máy móc và nhạt nhẽo.

Điều này sẽ khiến bạn không thể hiện được cá tính và đây là điều mà nhà tuyển dụng không thích.

Ví dụ, việc tìm hiểu website của công ty là rất quan trọng, nhưng nếu bạn đọc thuộc lòng nguyên văn tất cả, điều đó sẽ cho thấy bạn chỉ ghi nhớ tốt nhưng không biết cách tóm tắt.

Bạn nên làm gì?

Tập phỏng vấn thử tại nhà, có thể thực hiện một mình hoặc với một người bạn hoặc người nhà. Quan trọng nhất là phải trả lời thành tiếng.

Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái khi bước vào cuộc phỏng vấn chính thức và xác định những trở ngại có thể xuất hiện.

5. Không chỉ ra lỗi sai

phong-van-02

Người phỏng vấn bạn có thể xem hồ sơ của nhiều ứng viên cùng lúc và nhầm lẫn bạn với người khác.

Nếu người phỏng vấn nói điều gì đó không đúng về lý lịch của bạn, bạn có thể nghĩ rằng việc chỉ ra lỗi sai của họ là bất lịch sự.

Tuy nhiên, để cho sự hiểu lầm kéo dài có thể dẫn đến những vấn đề lớn hơn.

Nếu họ nhớ sai trường đại học hoặc bằng cấp của bạn, bạn nên làm rõ lại ngay từ đầu.

Bạn nên làm gì?

Làm rõ lỗi sai của họ ngay lập tức. Điều này thể hiện sự tự tin và cách bạn có thể giải quyết vấn đề tại nơi làm việc.

Việc chỉ ra lỗi sai đó không phải là bất lịch sự, và điều chỉnh thông tin cho chính xác luôn là việc khôn ngoan.

Xem thêm: 9 bí quyết tăng tự tin khi đi phỏng vấn để 'chinh phục' nhà tuyển dụng

(Theo RD)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính