1. Ngồi cạnh thay vì ngồi đối diện
Vị trí ngồi có thể nói lên rất nhiều điều về bạn. Nếu bạn muốn đối đầu với ai đó, ngồi cạnh người này có thể khiến bạn có vẻ bớt chống đối hơn.
Mặt khác, ngồi đối diện với ai đó, đặc biệt là trong phòng họp hoặc văn phòng, có thể khiến người đối diện cảm thấy bị đe dọa. Bạn có thể áp dụng nguyên tắc này không chỉ ở nơi làm việc mà còn trong các buổi họp mặt gia đình.
2. Duy trì tư thế quyền lực để tăng sự tự tin
Tư thế quyền lực là một ngôn ngữ cơ thể chi phối cách chúng ta suy nghĩ và cảm nhận về bản thân. Tư thế đứng mở rộng và quyền lực có thể khiến bản thân cảm thấy mạnh mẽ và tự tin.
Nghiên cứu cho thấy những người có tư thế mạnh mẽ cảm thấy tự tin hơn và thể hiện tốt hơn trong các cuộc phỏng vấn. Vì vậy, nhiều vận động viên và diễn giả đã sử dụng thủ thuật tâm lý này để tăng sự tự tin cho bản thân.
3. Chọn màu sắc trang phục phù hợp
Màu sắc của chiếc váy hoặc bộ suit có thể phản ánh con người bạn và công việc bạn sẽ làm. Màu xanh nước biển biểu thị sự ấm áp và đáng tin cậy, là một màu phù hợp cho giáo viên.
Màu xám tạo cảm giác sang trọng và đáng tin cậy. Màu đen là cao cấp và sang trọng, rất phù hợp cho các vị trí liên quan đến thời trang.
4. Duy trì giao tiếp mắt bằng cách quan sát màu mắt
Nhìn vào mắt người đối diện thể hiện sự chú ý của bạn khi trò chuyện với đối phương. Tuy nhiên điều này có thể khiến cả hai bên thấy khó khăn và không thoải mái.
Theo một nghiên cứu, bạn có thể duy trì giao tiếp mắt một cách tự nhiên và đỡ gượng gạo bằng cách quan sát màu mắt của đối phương.
5. Cố gắng nhớ tên người khác
Nhớ tên của một người là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn đang chú ý đến những gì họ nói và nhớ đến họ. Điều này sẽ khiến bạn dễ dàng được quý mến hơn.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 5 mẹo tâm lý đơn giản giúp bạn giao tiếp tự tin, hiệu quả, được mọi người yêu quý tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].