5 lý do vì sao cha mẹ không nên kiểm soát mọi việc con làm

Khi kiểm soát con cái quá mức, cha mẹ có thể vô tình làm tổn thương con thay vì giúp đỡ con. Dưới đây là những lý do vì sao bạn không nên kiểm soát mọi việc con làm.

1. Hạ thấp tự tôn và tự tin của con

5 lý do vì sao cha mẹ không nên kiểm soát mọi việc con làm 0

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đối xử với con cái như thể con không có khả năng tự làm bất cứ việc gì? Con sẽ bắt đầu tin vào điều đó: "Mình chẳng làm được gì cả!"

Nếu muốn con cái phát triển sự tự tôn, tự tin, bạn không nên xoi mói mọi việc con làm vì có thể khiến con muốn bỏ cuộc.

Sẽ tốt hơn nếu con kiên trì và đạt được những điều không hoàn hảo lắm, còn hơn là bị cha mẹ chỉ trích đến suy sụp tinh thần.

Cho phép con hoàn thành công việc ở mức "gần đúng" sẽ giúp con xây dựng sự tự tin về lâu dài.

2. Tăng căng thẳng, áp lực cho con

Bạn chắc hẳn không muốn khiến con mình chịu áp lực. Nhưng điều đó sẽ xảy ra nếu bạn cố gắng kiểm soát con quá nhiều. 

Bạn muốn con ra ngoài chơi sau một ngày đi học, nhưng con lại muốn hoàn thành bài tập về nhà trước. Có thể bạn cho rằng nghỉ ngơi sẽ tốt hơn, nhưng điều bạn mong muốn không phải là điều con muốn.

Thay vào đó bạn có thể lùi lại một chút, chỉ cần con ra ngoài chơi trước giờ đi ngủ, bất kể khi nào cũng được. Khi đó có thể con bạn sẽ đồng ý.

Việc cha mẹ vạch ra thời gian biểu từng giờ từng phút cho con có thể khiến trẻ căng thẳng, hoặc ít nhất là không vui. Căng thẳng cũng có thể dẫn đến lo âu và trầm cảm.

Là những người làm cha làm mẹ, bạn cần lưu ý khi nào bạn đang áp đặt nặng quá nhiều điều lên  con mình.

3. Làm con mất sự sáng tạo

Con người cần có thời gian trải nghiệm cảm giác buồn chán bởi vì sự buồn chán đi kèm với sự sáng tạo.

Nếu bị sắp xếp lịch quá dày đặc, con bạn sẽ không có thời gian nghỉ ngơi để tìm kiếm sở thích của mình hoặc đưa ra lựa chọn về cách sử dụng thời gian cho bản thân.

Nhiều cha mẹ không muốn con sa đà vào những việc không nên làm nên cố gắng sắp xếp hoạt động cho con.

Tuy nhiên bạn phải nhận ra rằng con trẻ cần sự cân bằng để có thời gian nuôi dưỡng sở thích riêng.

4. Khiến con sợ thất bại

Con bạn vừa gia nhập đội bóng của trường và bạn muốn con vào được vào đội hình chính thức. Áp lực từ kỳ vọng của bạn có thể khiến con sợ hãi, sợ không đủ năng lực, sợ thất bại.

Hãy khuyến khích con thử điều mới nhưng đừng đòi hỏi, đừng áp đặt. Điều đó sẽ cho con thấy rằng con có quyền lực chọn.

Chỉ cần con bạn tham gia vào đội bóng là con đã chiến thắng chính mình. Và nếu không làm điều đó, con cũng sẽ có những cơ hội khác trên con đường của mình.

5. Giảm khả năng tự lập của con

Khi con ở độ tuổi nào thì bạn ngừng chọn quần áo hoặc sắp xếp hoạt động khi rảnh rỗi giúp con? 

Chắc hẳn bạn không muốn con đến tuổi đại học vẫn gọi điện cho bạn chỉ để hỏi nên mặc gì đến trường.

Tuy nhiên những đứa trẻ không làm quen với việc này từ trước sẽ không thể phát triển được tính tự lập và các kỹ năng ra quyết định.

Một khi bạn ngừng cố gắng kiểm soát mọi thứ con làm, con bạn sẽ bắt đầu nhận ra rằng con được sinh ra là một cá thể độc lập.

(Theo iMom)

Hoàng Nguyên

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính