Rốn
Ít ai biết rằng rốn là một huyệt đạo quan trọng trên cơ thể, liên quan nhiều đến sức khỏe con người.
Vì rốn có cấu tạo đặc biệt, nhiều nếp gấp lại tụt vào sâu nên hay bị bẩn, do vậy nhiều người có thói quen vệ sinh rốn thường xuyên và làm sạch triệt để.
Tuy nhiên, rốn không cần giữ sạch sẽ quá mức. Bởi khi rốn quá sạch sẽ khiến rốn mất đi lớp bảo vệ và khiến khí lạnh xâm nhập.
Khí lạnh nặng, lá lách và dạ dày sẽ không thoải mái, tay chân cũng sẽ bị lạnh, đặc biệt đối với phụ nữ cần phải chú ý.
Tóc
Vân có câu: ''Cái răng cái tóc là góc con người'', mái tóc đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh một người.
Nếu tóc bẩn, bết, bóng dầu sẽ làm xấu hình ảnh và dễ để lại ấn tượng về việc không chú ý vệ sinh đầu tóc. Chính vì vậy, nhiều người thường xuyên gội đầu để giữ nếp, thậm chí có người còn gội đầu nhiều lần trong ngày, điều này là sai lầm.
Tuy nhiên, thực tế việc gội đầu mỗi ngày không phải là một việc làm tốt. Nguyên nhân là do da đầu có khả năng tự thanh lọc nhất định, gội quá nhiều lần, dùng quá nhiều dầu gội đầu, sẽ khiến khả năng tự làm sạch của da dầu bị suy giảm và làm hỏng môi trường bên trong của nang tóc.
Mũi
Nhiều người thường xuyên ngoáy mũi và làm sạch, tuy nhiên chúng ta không cần thiết phải vệ sinh mũi thường xuyên.
Lý do là vì mũi thông với miệng và phổi nên lông mũi có thể ngăn chặn bụi hiệu quả, giảm sự xâm nhập của vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh về hô hấp và phổi.
Nếu ngoáy mũi hay làm sạch liên tục, quá mứccó thể gây tổn thương niêm mạc mũi và gây nhiễm trùng nang lông. Khi nhiễm trùng mũi sẽ dễ dàng thâm nhập kết mạc, gây viêm.
Tai
Ngoáy tai là một việc mà bất cứ ai cũng từng làm, nhưng có người gần như bị nghiện và tìm đến dụng cụ ngoáy tai để làm sạch tai.
Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng tai có cơ chế tự làm sạch nhất định. Ráy tai có thể bôi trơn ống tai để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm và côn trùng xâm nhập từ bên ngoài. Việc dùng bông tăm ngoái tai chỉ khiến ráy tai bị đẩy sâu vào bên trong, gây ảnh hưởng thính giác hoặc nhiễm trùng tai.
Nếu thường xuyên ngoáy tai có thể làm hỏng niêm mạc của ống tai và thậm chí là ảnh hưởng đến sức khỏe của mũi. Bởi như bạn cũng biết, tai - mũi - họng có mối liên kết cực kì mật thiết.
Âm đạo
Việc vệ sinh vùng kín phụ nữ luôn được lưu ý là sạch sẽ và cẩn thận. Đặc biệt ở những phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt.
Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta thường xuyên vệ sinh âm đạo bằng các dung dịch vệ sinh hoặc các loại nước lá tự chế theo dân gian truyền miệng.
Nguyên nhân là do khi vệ sinh quá nhiều sẽ làm rối loạn sự cân bằng những vi sinh vật có lợi khiến âm đạo dễ bị nhiễm trùng. Bạn chỉ nên dùng nước sạch và vệ sinh nhẹ nhàng.
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết 5 bộ phận trên cơ thể không cần vệ sinh sạch sẽ quá nhiều, bẩn một chút càng có lợi tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].