1. Lo lắng chỉ vô ích
Giáo sư Jud Brewer tại trường Đại học Brown, Mỹ cho rằng lo lắng thái quá không bao giờ có ích bởi vì suy nghĩ của chúng ta không hoạt động đúng lúc đó.
Chúng ta phải nhận ra rằng khi sợ hãi, tức là bộ não không hoạt động đúng với chức năng của nó. Sợ hãi chỉ là một cách để đối mặt với một viễn cảnh không giống như bình thường mà thôi.
2. Hoảng sợ có thể lây sang cho người khác
Brewer cho rằng khi chúng ta hoảng sợ, người khác cũng hoảng sợ theo. Dẫn chứng là khi dịch COVID-19 xảy ra, mọi người thấy theo nhau đi mua giấy vệ sinh, mua đồ ăn tích trữ, mua khẩu trang.
Tình trạng hoảng sợ đó có thể khiến tình hình dịch bệnh càng khó kiểm soát hơn.
3. Hoảng sợ gây ra căng thẳng cao độ
Theo chuyên gia y tế, hoảng sợ có thể gây ra căng thẳng cao độ. Cảm xúc đó có thể khiến cơ thể sản sinh ra hormone căng thẳng là cortisol gây hại cho cơ thể.
Vì thế, thay vì hoảng sợ, lo lắng, bạn nên tranh thủ thời gian cách ly xã hội để thư giãn, nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình.
4. Hoảng sợ có thể làm suy yếu hệ miễn dịch
Khi suy nghĩ thấu đáo, bạn sẽ thấy rằng lo lắng, hoảng sợ không hề giúp ích được gì cho bạn, nó còn lây sang người khác và làm tổn hại đến sức khỏe.
Căng thẳng lâu dài có thể gây suy yếu hệ miễn dịch và chúng ta dễ bị bệnh hơn.
5. Bạn mạnh mẽ hơn bạn tưởng
Dù dịch bệnh hay thiên tai xảy ra, bạn hãy đừng quá hoảng sợ bởi vì bạn mạnh mẽ hơn bạn nghĩ.
Bời vì trong đời có thể bạn đã trải qua rất nhiều chuyện còn khó khăn hơn thế. Vậy thì đối mặt với dịch bệnh COVID-19, bạn cũng có thể cố gắng được.
6. Chúng ta hoảng sợ có thể là do tin giả
Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, WHO và Bộ y tế cũng đã khuyến cáo chúng ta nên cẩn thận với những thông tin giả.
Nó có thể gây hoang mang lo sợ cho cộng đồng. Vì thế, bạn đừng nên quá sợ hãi khi đọc được một tin nào đó về COVID-19 nếu chưa được kiểm chứng.
7. Bạn vẫn có thể ra ngoài
Hiện chúng ta đang cách ly xã hội vì COVID-19 nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta không được ra khỏi cửa.
Bạn vẫn có thể ra ngoài để đi làm, để đi chợ, chỉ là giữ khoảng cách với người khác. Bạn cũng có thể ra ngoài tập thể dục, chỉ là không nên tiếp xúc với nhiều người mà thôi.
8. Bạn vẫn có thể kết nối với mọi người
Nếu bạn thấy hoang mang vì cách ly xã hội khiến bạn không được gặp bạn bè thì có thể yên tâm với công nghệ thời hiện đại.
Bạn vẫn có thể kết nối với mọi người bằng mạng xã hội như Zalo, Facebook, Instagram, Twitter, tin nhắn điện thoại...
9. Sẽ là cơ hội để bạn thay đổi bản thân tốt hơn
Hãy nghĩ rằng COVID-19 xảy ra cũng là cơ hội để bạn có thể chăm sóc sức khỏe và sắc vóc của chính mình. Đây là dịp để bạn có thể thay đổi bản thân tốt hơn.
Nếu trước đây bạn lười tập thể dục thì nay bạn cần phải làm điều đó để nâng cao hệ miễn dịch của mình. Nếu trước đây bạn xuề xòa với bản thân thì nay bạn cần thay đổi sao cho mình trở nên tốt hơn sau mùa dịch.
10. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra vắc xin
Dù COVID-19 hiện vẫn chưa có thuốc chữa nhưng các nhà khoa học đang ngày đêm nghiên cứu ra thuốc sớm nhất có thể.
Bạn hãy tin rằng họ sẽ sớm tìm ra vắc xin và dịch bệnh sớm được đẩy lùi.
11. Bạn thấy biết ơn những gì mình đang có
Khi đang ở nhà cách ly xã hội do COVID-19, bạn sẽ có thời gian để biết ơn những gì mình đang có.
Bạn hãy nghĩ rằng mình đang khỏe mạnh ở nhà, có người thân, có con cái và có cái nhà để ở. Biết ơn cũng là một cách để bạn không tập trung vào tin mất mát, gây hoang mang.
12. Bạn không chỉ có một mình
Nếu hoảng sợ về COVID-19 thì bạn hãy hít thật sâu để lấy lại tinh thần. Bạn hãy nhớ rằng không chỉ một mình mình bị cách ly xã hội.
Có rất nhiều người cũng đang ở trong tình trạng như bạn. Hãy nhớ rằng bạn không cô đơn giữa đại dịch này.
13. Hoảng sợ khiến tình hình dịch COVID-19 xấu đi
Các nhân viên y tế đang làm việc ngày đêm để chữa trị cho bệnh nhân. Còn các lãnh đạo trên thế giới cũng đang ngày đêm tìm ra giải pháp để giúp đỡ đất nước mình vượt qua đại dịch do virus Corona gây ra.
Nhưng nếu bạn hoảng sợ, tình hình chống dịch càng khó kiểm soát hơn.
(Theo MSN)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết 13 lý do không nên hoảng sợ và cách sống tích cực trong đại dịch COVID-19 tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].