Và hậu quả của tình trạng này là người bệnh có triệu chứng nặng mỏi chân, đau nhức bắp chân, vọp bẻ, nổi gân xanh (tĩnh mạch) ngoằn ngoèo, phù chân, ngứa da…
Nếu tình trạng ứ đọng máu kéo dài sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó trị như loét chân, tắc mạch, viêm mạch…
Chính vì vậy, việc phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch đóng vai trò quan trọng.
Dưới đây là những lời khuyên của TS.BS Nguyễn Thị Thu Thủy – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Tim Hà Nội để giúp phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả.
1. Vận động chân ngay khi có thể
Khi bạn làm việc phải đứng hoặc ngồi quá lâu, bạn nên nghỉ ngơi để đi bộ, nhấc chân lên di chuyển vòng tròn trong chốc lát.
2. Không tắm nước quá nóng
Nước nóng và nhiệt độ nắng nóng có thể làm giãn tĩnh mạch. Do đó, cần tránh nơi nắng nóng, tránh sử dụng sáp nóng, tắm nước nóng và tắm hơi.
3. Tránh táo bón thừa cân
Tình trạng táo bón hay thừa cân kéo dài đều gây nên sự gia tăng áp lực tĩnh mạch.
Đây là nguyên nhân gây nên bệnh lý suy tĩnh mạch mạn tính. Để phòng ngừa, bạn cần xây dựng chế độ ăn có nhiều chất xơ, uống ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày và hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo như bơ, thịt đỏ…
4. Mặc quần áo vừa người
Quần áo quá chật có thể gây chèn ép lên tĩnh mạch và gây cản trở hồi lưu tĩnh mạch.
Vì vậy, việc chọn mặc quần áo vừa vặn với người sẽ giúp bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.
5. Lựa chọn môn thể thao phù hợp
Luyện tập thể thao thường xuyên, mang giầy phù hợp khi chơi thể thao sẽ giúp phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch.
Các bạn có thể lựa chọn những môn thể thao phù hợp với sở thích và sức khỏe bản thân như đi bộ, tập thể dục nhịp điệu, đi xe đạp, khiêu vũ, bơi lội… đều rất tốt cho đôi chân.
Tuy nhiên, các môn thể thao như tennis, bóng ném, bóng rổ thường không được khuyến khích do có thể làm giãn tĩnh mạch và giảm sự hồi lưu của tĩnh mạch.
6. Rửa chân bằng nước lạnh sau khi tắm
Xịt nước lạnh lên chân ngay sau khi tắm giúp kích hoạt chức năng tĩnh mạch và làm giảm cảm giác đau chân, nặng chân.
7. Lựa chọn giầy, dép vừa chân
Đi giầy, dép quá chật, quá cao hay quá thấp đều không tốt. Bởi, việc đi giầy không vừa vặn, không thích hợp sẽ không tạo ra đủ áp lực giúp hồi lưu tĩnh mạch tốt.
Vì thế, lựa chọn giầy, dép vừa chân, cao khoảng 3 – 4 cm là lý tưởng nhất giúp đôi chân luôn khỏe mạnh.
8. Kê cao chân khi ngủ
Di chuyển chân kiểu đạp xe đạp trước khi đi ngủ và trong khi ngủ kê cao chân khoảng 10 – 15 cm so với mặt giường sẽ giúp giảm ứ máu tĩnh mạch khi ngủ.
9. Massage chân khi ngủ
Việc thường xuyên massage đôi chân, bắt đầu từ bàn chân lên đến đùi theo hướng từ dưới lên trên sẽ giúp hồi lưu tĩnh mạch tốt hơn.
10. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Nên kiểm tra sức khỏe khi có cảm giác đau hay nặng chân, sưng mắt cá chân hay tĩnh mạch của bạn nổi ngoằn nghèo.
Bởi, đây là những dấu hiệu sớm của suy giãn tĩnh mạch mạn tính. Nếu bạn đang có thai hoặc đang dùng liệu pháp hormone, cần báo cho bác sĩ điều trị biết vì những thuốc này có thể làm xấu hơn các triệu chứng suy tĩnh mạch.
Những động tác đơn giản giúp đôi chân khỏe mạnh
- Đứng trên mũi chân và nhón lên, hạ xuống, lặp lại động tác này 20 lần.
- Thực hiện đi bằng mũi chân với những bước đi ngắn trong vòng 5 phút.
- Nằm thẳng lưng trên mặt phẳng và thực hiện động tác đạp xe đạp, lặp lại động tác 20 lần.
- Nằm thẳng lưng trên mặt phẳng, gập chân đụng ngực, duỗi thẳng chân và hạ từ từ xuống, lặp lại động tác 10 lần ở mỗi chân.
- Nằm thẳng lưng trên mặt phẳng, đưa chân thẳng lên 1 góc 90 độ và hạ xuống, lặp lại động tác 10 lần mỗi chân.
Linh NhiBạn đang xem bài viết 10 lời khuyên của bác sĩ giúp phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].