Đứng quá lâu khiến nghề giáo viên có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch

‘Giáo viên là nghề có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch cao nhất trong số 3 nghề cao nhất, gồm có nghề y đứng thứ 2 và nghề làm tóc đứng thứ 3’.

Giáo viên phải đứng lâu nên có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch

Giáo viên phải đứng lâu nên có nguy cơ cao mắc suy giãn tĩnh mạch

Theo Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, giáo viên cũng giống như y tá, người tạo mẫu tóc hay một số ngành nghề khác; họ thường phải đứng nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày.

Dưới 2 giờ đứng có thể không gây ra vấn đề, nhưng thời gian dài hơn sẽ có chuyện phát sinh, đứng đến 70% thời gian lao động thì khả năng suy giãn tĩnh mạch là gần như chắc chắn.

Đó là thông tin được bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn chia sẻ trên facebook cá nhân của mình nhân dịp kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.

Bài viết là một lời nhắc nhở các thế hệ học trò không quên công ơn các thầy cô. Và qua bài viết bác sĩ Phúc cũng gửi lời nhắn, rằng các thầy cô hãy để ý chăm sóc đôi chân của mình nhiều hơn.

Gia Đình Mới xin đăng tải lại bài viết ‘Giáo viên: Nguy cơ suy giãn tĩnh mạch’ của bác sĩ Phúc.

‘Cần phải có những tố chất đặc biệt để trở thành giáo viên. Một trong số những tố chất ấy, nghe có vẻ rất kì quặc, là giáo viên phải có khả năng đứng lâu.

Đứng lâu là yếu tố nguy cơ cao gây nên bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Bác sĩ Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Cho dù là giáo viên mẫu giáo hay giáo sư đại học, thì các thầy cô vẫn phải dành nhiều thời gian đứng, nên sẽ phải đối diện với nguy cơ này.

Hai chân của giáo viên có trách nhiệm mang toàn bộ trọng lượng cơ thể khi đứng. Áp lực ấy, kết hợp với lực hút tự nhiên của trái đất, nó chống lại lưu lượng dòng máu trở về tim, theo thời gian sẽ làm suy yếu tĩnh mạch, dẫn đến mạch máu bị giãn ra.

Chúng biểu hiện các mạch máu bị sưng lên, xoắn ngoằn ngoèo, đôi khi kèm theo mạng nhện chằng chịt ở đôi chân.

Các triệu chứng bao gồm tức nặng ở chân, cảm giác kiến bò, bỏng rát, hoặc ngứa quanh tĩnh mạch, chuột rút, sưng phù từ bàn chân trở lên.

Một chút hiểu sâu hơn, bằng những cách giải thích theo chuyên môn của bác sĩ. Máu, các chi dưới của chúng ta, cần phải chảy từ bàn chân trở lại tim. Van tĩnh mạch ở chân giúp cho dòng máu chảy một chiều từ chân về tim.

Khi giáo viên ngồi hoặc đứng lâu, dòng chảy bắt đầu giảm và bị chặn lại, tĩnh mạch giãn ra. Điều này gây áp lực cho tĩnh mạch, làm cho van bị suy yếu.

Theo Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, giáo viên cũng giống như y tá, người tạo mẫu tóc hay một số ngành nghề khác; họ thường phải đứng nhiều hơn 5 giờ mỗi ngày.

Dưới 2 giờ đứng có thể không gây ra vấn đề, nhưng thời gian dài hơn sẽ có chuyện phát sinh, đứng đến 70% thời gian lao động thì khả năng suy giãn tĩnh mạch là gần như chắc chắn.

Giáo viên khi đi dạy nên chọn quần áo thoải mái, giầy, dép thấp để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch

Giáo viên khi đi dạy nên chọn quần áo thoải mái, giầy, dép thấp để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch

Làm thế nào để phòng tránh?

Giáo viên không chỉ có niềm đam mê truyền đạt kiến thức, mà còn phải có sự kiên nhẫn. Hầu hết các giáo viên đều có cách giảng dạy riêng, nhưng họ rất ít khi ngồi ở bàn, mà họ đứng cả ngày.

Vậy làm thế nào để phòng tránh suy giãn tĩnh mạch?

Các chuyên gia y tế đưa ra những lời khuyên, nhất là giáo viên nữ cần phải chọn giày dép phẳng, không nên đi loại cao gót. Đôi giày hay dép thoải mái, sẽ giúp cho đôi chân của giáo viên khỏe lên rất nhiều.

Cũng không nên mặc quần bó chặt. Điều này dễ khắc phục ở giáo viên nam, vì thế mà giáo viên nam đỡ bị bệnh suy giãn tĩnh mạch hơn so với giáo viên nữ.

Không đứng lâu. Có thể đi lại quanh lớp, đôi khi ngồi xuống cùng học sinh như một sự tương tác thân mật, nhưng lại giúp cho đôi chân giảm áp lực.

Bất cứ khi nào có thể, giáo viên tăng cường cách thức làm cho máu dễ dàng trở về tim, như xoa bóp đôi chân, gác chân cao…

Hãy biết rằng, trái đất luôn nhớ đôi chân, học sinh chỉ nhớ những bài giảng. Vì thế mà giáo viên đừng buồn khi không có đôi giày cao gót.

Chỉ khi giáo viên giữ vững được đôi chân trên mặt đất, thì bài giảng mới có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất cho các thế hệ học trò’.

Linh Nhi

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính