Xem nguyệt thực toàn phần và mưa sao băng lúc mấy giờ, ở đâu rõ nhất?
Nguyệt thực ngày 28/7 sẽ kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 phút đến 6h28' ngày 28/7. Trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30'đến 4h13'.
Lịch trình chi tiết của nguyệt thực diễn ra như sau:
00h14: Bắt đầu pha nửa tối
01h24: Bắt đầu pha một phần
02h30: Bắt đầu pha toàn phần
03h21: Nguyệt thực cực đại
04h13: Kết thúc pha toàn phần
05h19: Kết thúc pha một phần
Theo dự báo thời tiết của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nhiều khả năng mưa to vào đêm 27 và ngày 28/7, nên người yêu thiên văn không thể chứng kiến nguyệt thực toàn phần kéo dài nhất thế kỷ từ 0h đến 6h30.
Ở các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Nam Bộ thời tiết thuận lợi, ít mây không mưa nên đây sẽ là khu vực lý tưởng để xem nguyệt thực sáng 28/7.
Rạng sáng 28/7 còn là hiện tượng mặt trăng máu. Khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, hoàn toàn che khuất Mặt Trời, Mặt Trăng sẽ chuyển thành màu đỏ đậm, vô cùng rực rỡ.
Cùng thời điểm này cũng sẽ diễn ra mưa sao băng Delta Aquarids với khoảng 20 vệt mỗi giờ. Đây cũng sẽ là một hiện tượng thú vị cho ai yêu thiên văn. Được biết, một số sao băng đầu tiên của Perseids, mưa sao băng lớn nhất hàng năm, xuất hiện.
Theo đó, theo các chuyên gia thiên văn, hiện tượng nguyệt thực lần này là sự xuất hiện lần thứ 2 trong năm.
Nếu không xem mưa sao băng và nguyệt thực toàn phần ngày 28/7, người yêu thích thiên văn sẽ phải chờ đến tận tháng 5/2021 và tháng 11/2022 mới được chứng kiến tiếp sự kiện thiên văn độc đáo này.
Xem nguyệt thực toàn phần bằng cách nào?
Khác với nhật thực, người xem nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường, không cần thiết bị bảo vệ. Nếu muốn thấy nguyệt thực rõ hơn có thể trang bị thêm ống nhòm, máy ảnh. Cần lưu ý tránh ánh sáng trực tiếp 20 phút trước khi bắt đầu quan sát.
Hiện tượng nguyệt thực là gì?
Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xẩy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của trái đất che hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của trái đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.
Không giống như nhật thực, mà chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của trái đất. Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của Mặt trăng.
Mai ChiBạn đang xem bài viết Xem nguyệt thực toàn phần và mưa sao băng ngày 28/7 mấy giờ, ở đâu rõ nhất? tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].