Theo tờ Business Insider, hiện tượng nguyệt thực độc đáo này sẽ bắt đầu từ khoảng 2h30 phút sáng cho đến 4h13 phút sáng ngày 28/7, kéo dài trong 103 phút. Đây cũng là nguyệt thực toàn phần kéo dài nhất thế kỷ và đạt đỉnh vào tầm 3h33 phút sáng ngày hôm đó.
Không chỉ là nguyệt thực bình thường, rạng sáng 28/7 còn là hiện tượng mặt trăng máu. Khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất, hoàn toàn che khuất Mặt Trời, Mặt Trăng sẽ chuyển thành màu đỏ đậm, vô cùng rực rỡ.
Đáng nói là cùng thời điểm này cũng sẽ diễn ra mưa sao băng Delta Aquarids với khoảng 20 vệt mỗi giờ.
Tuy nhiên, do cực điểm của trận mưa sao băng rơi đúng vào thời điểm trăng tròn nên người dân khó có thể quan sát thấy nhiều sao băng.
Với hai hiện tượng kỳ lạ trên, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có dịp chiêm ngưỡng, trong đó có Việt Nam.
Nếu bỏ lỡ cơ hội xem mưa sao băng và nguyệt thực toàn phần ngày 28/7, người yêu thích thiên văn sẽ phải chờ đến tận tháng 5/2021 và tháng 11/2022 mới được chứng kiến tiếp sự kiện "có một không hai" này.
Một lưu ý cho những ai muốn ngắm nhìn hiện tượng độc lạ mưa sao băng và nguyệt thực toàn phần đó là do chúng đều xảy ra vào ban đêm, nên cần lưu ý tránh ánh sáng trực tiếp 20 phút trước khi bắt đầu quan sát.
Việc này nhằm giúp mắt có thời gian thích ứng với bóng tối, nhìn rõ hơn các ngôi sao băng vụt qua bầu trời và Mặt Trăng dần bị che khuất.
Khác với nhật thực, người xem nguyệt thực có thể quan sát bằng mắt thường, không cần thiết bị bảo vệ.
Về kinh nghiệm ngắm mưa sao băng, hãy kiên nhẫn vì đôi khi chỉ có một vài vì sao rơi, nhưng cũng có lúc nhiều ngôi sao cùng xuất hiện.
Nên tìm nơi rộng rãi, ít bị cản trở, hạn chế đến những nơi nhiều ánh sáng nhân tạo có thể gây ảnh hưởng đến việc quan sát mưa sao băng và nguyệt thực toàn phần ngày 28/7.
Kim OanhBạn đang xem bài viết Mưa sao băng và nguyệt thực toàn phần ngày 28/7: Việt Nam có được chứng kiến không? tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].