H5N1 là gì?
H5N1 là một loại virus cúm gây ra bệnh hô hấp nghiêm trọng ở gia cầm. Nó còn được gọi là cúm gia cầm H5N1.
Loại virus cúm này rất khó để truyền từ người sang người. Nhưng một khi con người đã nhiễm bệnh, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 60%.
Cúm H5N1 lây sang người như thế nào?
Hầu hết những ca nhiễm H5N1 đều có tiếp xúc với các loại gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc bị chết hoặc từ môi trường mang mầm bệnh cúm.
Loại virus này không dễ lây sang người và vẫn chưa có bằng chứng cho thấy nó có thể lây sang người thông qua những thực phẩm đã nấu chín.
Tại sao chúng ta không nên lơ là cảnh giác với loại virus cúm này?
Khi H5N1 tấn công người, nó có thể khiến bệnh nghiêm trọng và tử vong cao. Nếu virus H5N1 thay đổi và dễ lây từ người này sang người khác, hệ quả của nó rất nghiêm trọng.
Vì thế, chúng ta không được lơ là với các loại virus cúm, trong đó có H5N1.
Virus H5N1 có thể thay đổi không?
Các loại virus cúm luôn luôn thay đổi về gen. Nó có thể khiến chúng ta phải cảnh giác và H5N1 cũng có thể thay đổi và dễ lây ở người.
Có vắc xin phòng chống cúm H5N1 chưa?
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh H5N1 áp dụng rộng rãi.
Vắc xin cúm mùa có thể chống lại virus H5N1 không?
WHO cho rằng vắc xin cúm mùa không thể chống lại virus cúm H5N1.
Triệu chứng của H5N1 ở người là gì?
Triệu chứng của H5N1 là sốt trên 38°C, ho, khó ở, đau họng và đau cơ. Các triệu chứng khác có thể là đau bụng, đau ngực và tiêu chảy.
Bệnh có thể phát triển nhanh chóng và gây ra các vấn đề hô hấp nghiêm trọng như khó thở, viêm phổi, hội chứng suy hô hấp cấp và các vấn đề về thần kinh như động kinh.
Cách điều trị H5N1 như thế nào?
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân nhiễm virus H5N1 thường có những dấu hiệu nặng nên được điều trị tại bệnh viện với sự theo dõi chặt chẽ của đội ngũ y bác sĩ.
Thuốc kháng virus oseltamivir có thể giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và giảm nguy cơ tử vong.
Cách phòng tránh H5N1 như thế nào?
Chúng ta có thể ăn các loại thịt gia cầm đã nấu chín. Vì virus có thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ khoảng 70°C.
Tuy nhiên, WHO cảnh báo nên nấu chín thịt. Không nên ăn các loại gia cầm bị chết hoặc nhiễm bệnh và nên nhớ vệ sinh sạch sẽ khi chế biến.
Khi có đàn gia cầm bị bệnh, chúng ta nên tiêu hủy và tránh tiếp xúc nhiều với các loại gia cầm chết, môi trường cần được khử trùng triệt để.
Đây cũng là cách phòng tránh H5N1 tốt nhất hiện nay.
(Theo WHO)
Xem thêm Clip: Mẹo hay chữa đau họng
Minh TrầnBạn đang xem bài viết WHO giải đáp về cúm H5N1: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phòng tránh tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].